Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 81 - 83)

Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với các địa phương trong vùng; thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trí tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.[25]

3.1.3. Xu hƣớng phát triển ngành ngân hàng tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Trong thời gian tới xu hướng phát triển chung của ngành NH trên địa bàn tỉnh Bến Tre là sẽ xuất hiện thêm nhiều chi nhánh của các NHTM, đồng thời các NHTM ngày càng phát triển mạnh về mạng lưới, quy mô và chất lượng sản phẩm

dịch vụ góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các NHTM bộc lộ xu thế rõ nét là đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển nhanh mạng lưới về các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực đông dân cư có tiềm năng phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh như thuỷ sản, thương mại, dịch vụ… tập trung nhất là Thành phố Bến Tre và các huyện Bình Đại, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, khu công nghiệp Giao Long, khu công nghiệp An Hiệp… phần lớn đều có định hướng mở phòng giao dịch tại các địa điểm nêu trên do đó sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các mặt hoạt động NH, đặc biệt là huy động vốn.[8]

3.1.4. Mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020

Trên cơ sở bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước, NHNN, trong những năm tới, Agribank xác định mục tiêu trọng tâm là xây dựng Agribank thành NH hiện đại, hội nhập quốc tế phù hợp yêu cầu phát triển hệ thống NH và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở nông thôn, đáp ứng các nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững. Cụ thể, Agribank phấn đấu đạt tăng trưởng tổng tài sản 11% - 12%/năm; tăng trưởng vốn huy động 11% - 12%/năm; tăng trưởng tín dụng 9% - 11%/năm, tỷ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng 80%; tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%; hệ số an toàn vốn tối thiểu đạt 9%, vốn tự có đến năm 2015 đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng, năm 2020 khoảng 90 nghìn tỷ đồng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt 12% - 15%...

Hiện nay, Agribank đã hoàn thành Ðề án cơ cấu lại Agribank và xây dựng chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020. NHNN đã phê duyệt những nội dung này và trình Thủ tướng Chính phủ để thông qua. Theo đó, dự kiến, trong một đến hai năm tới, Agribank sẽ hoàn thành quá trình tái cấu trúc để tiếp tục phấn đấu là

một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam với trọng tâm là phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, với định hướng là tổng dư nợ của Agribank cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn lúc nào cũng hơn 80% tổng dư nợ của NH. Ðây sẽ là chỗ dựa cho Chính phủ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay, những chương trình đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp và nông thôn để nâng cao đời sống nông dân Việt Nam.[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 81 - 83)