Năng lực tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 57 - 73)

Năm 2014 hoạt động tín dụng tại chi nhánh được điều hành linh hoạt hơn, trong bối cảnh nền kinh tế gặp không ít khó khăn chi nhánh vẫn đảm bảo được tăng trưởng tín dụng, trong thực tế thu nhập từ tín dụng của chi nhánh lớn hơn 90%.

Bảng 2. 7: Tình hình dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Tỷ đồng

Chi tiêu 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ 4.723 5.296 6.216 7.005

Tốc độ tăng trưởng (%) 106 112 117 113

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Bảng 2.7 cho thấy từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa cao và không đồng đều giữa các năm, phần lớn do nguồn vốn huy động tại địa phương có mức tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, năm 2011 dư nợ tín dụng là 4.723 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 106% so với năm 2010, năm 2013 dư nợ tín dụng là 6.216 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 117% so với năm 2012 và năm 2014 dư nợ tín dụng là 7.005 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 113% so với năm 2014. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các đối thủ trên địa bàn trong những năm gần đây tương đối tốt, chính điều đó đã gây áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Agribank Bến Tre, cụ thể năm 2014 so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Bến Tre là 112%, Sacombank Bến Tre là 113% và SCB Bến Tre là 111% (Xem bảng 2.8).

Bảng 2. 8: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Tên Ngân hàng Tốc độ tăng trƣởng tín dụng (%)

2011 2012 2013 2014

BIDV Bến Tre 101 105 114 112

Sacombank Bến Tre 105 103 108 113

SCB Bến Tre 104 107 108 111

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre là nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp, thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất còn hạn chế khó có thể tăng trưởng tín dụng mang tính đột phá, cùng với việc cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng khốc liệt, làm giảm thị phần của chi nhánh (Xem biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2. 4: Thị phần tín dụng của Agribank Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN CN tỉnh Bến Tre, 2011-2014.[7]

Đến cuối năm 2014 dư nợ tín dụng của Agribank Bến Tre đạt 7.005 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% dư nợ tín dụng toàn tỉnh với số lượng khách hàng vay vốn chủ yếu là hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Hiện tại Agribank Bến Tre đang cho vay 86.025 khách hàng nhưng có nhiều NHTM trên địa bàn nên số lượng khách hàng đã giảm đáng kể so với những năm trước (Xem bảng 2.9).

Bảng 2. 9: Số lƣợng khách hàng giao dịch vay vốn

Khách hàng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Số lượng khách hàng 81.774 83.025 87.310 86.025

Tăng (+), giảm ( - ) - 9.523 + 1.251 + 4.285 - 1.285

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Chất lƣợng hoạt động tín dụng

Chất lượng tài sản có được phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn hay còn gọi là tỷ lệ nợ xấu của NH. Nợ quá hạn hiện tại được tính toán phân loại theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 5 năm 2013. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bến Tre được kiểm soát khá tốt ở mức 0,8% (năm 2014) so với tổng dư nợ phù hợp với tiêu chuẩn của NHNN. Kết quả này có được nhờ công tác quản lý và có các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Do đặc thù Agribank Bến Tre đã và đang tập trung đầu tư chủ yếu vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Vì vậy, bất kỳ lý do bất khả kháng nào xảy ra đều có thể dẫn đến sự tăng giảm nợ xấu (Xem bảng 2.10)

Bảng 2. 10: Chất lƣợng hoạt động tín dụng Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 4.723 5.296 6.216 7.005 Trong đó: - Nợ nhóm 1 4.337 4.975 5.882 6.289 - Nợ nhóm 2 335 294 271 659 - Nợ nhóm 3 14 12 13 9 - Nợ nhóm 4 10 6 8 11 - Nợ nhóm 5 27 9 42 37

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 1,1 0,5 1 0,8

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Theo báo cáo của NHNN tỉnh Bến Tre, hiện nay tỷ lệ nợ xấu của ngành NH trên địa bàn là 1,32%, như vậy Agribank Bến Tre có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung hệ thống NH trên địa bàn. Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, tình trạng các doanh nghiệp phá sản, các hộ nông dân làm ăn thua lỗ diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Agribank Bến Tre nói riêng và của ngành NH nói chung (Xem biểu đồ 2.5).

Biểu đồ 2. 5: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bến Tre giai đoạn năm 2011 – 2014

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, 2011- 2014.[10]

Qua phân tích trên cho thấy, hoạt động tín dụng tại Agribank Bến Tre hiện nay tương đối tốt nhưng áp lực cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trên địa bàn làm thị phần của chi nhánh có phần giảm sút, nhưng xét về tổng thể thì hiện nay năng lực cạnh tranh về tín dụng của Agribank Bến Tre vẫn đang đứng đầu, tuy nhiên về lâu dài chi nhánh phải đưa ra các giải cụ thể để tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng cao và bền vững nhằm gia tăng thị phần.

Hoạt động tín dụng tại Agribank Bến Tre hiện nay tuy tốt vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng là yếu tố chính quyết định sống còn của chi

trên thương trường, chi nhánh còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và phương pháp kinh doanh của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: ngồi chờ khách hàng, đối xử khách hàng theo kiểu ban phát và không quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng; hầu hết nhân viên tín dụng chưa thật sự chủ động tìm kiếm khách hàng, phần lớn do khách hàng tự tìm đến với chi nhánh.

Thứ hai, hoạt động cho vay của Agribank Bến Tre tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, kinh tế hàng hóa phát triển còn chậm, kinh tế hộ sản xuất nhỏ theo nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…Những ngành này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện đất đai, khí hậu nếu có xảy ra thiên tai và dịch bệnh sẽ làm cho hoạt động tín dụng cũng gặp khó khăn theo.

Thứ ba, một bộ phận nhân viên tín dụng có trình độ, năng lực chuyên môn

hạn chế, thực hiện công tác thẩm định phương án, dự án còn nhiều khiếm khuyết, thiếu tôn trọng quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật dẫn đến việc cho vay những khách hàng yếu kém về tài chính, các dự án vay vốn không hiệu quả và khả thi ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, với địa bàn dân cư rộng, kinh tế hộ phân tán làm cho khối lượng công việc của nhân viên tín dụng nhiều, khi thực hiện công tác tín dụng với những khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng đông dẫn đến việc nắm bắt thông tin về khách hàng không chính xác, quá coi trọng thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay mà không chú ý đến tính khả thi của dự án và uy tín của khách hàng.

Thứ tư, hầu hết các chi nhánh huyện, cách thức cho vay kinh tế hộ đơn điệu, chủ yếu cho vay theo món. Chưa mở rộng các hình thức cho vay mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, thông tin bất cân xứng, các cấp quản lý điều hành không có thông tin kịp thời, sai lệch, và thiếu để đưa ra cách thức xử lý tình huống, cũng như đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

2.2.3. Năng lực quản lý điều hành

NH Bến Tre thời NH “một cấp” trước đây có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị điều hành tốt và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh NH cùng với đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng/đơn vị trực thuộc đủ tầm, ngang tầm nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên được lực lượng đông đảo người lao động Agribank Bến Tre đồng tâm hiệp lực thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh hàng năm do Agribank giao, kể cả các chỉ tiêu phấn đấu, góp phần đưa Agribank Bến Tre trở thành đơn vị “lá cờ đầu” khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua nhiều năm.

Trong những năm gần đây tình hình nợ xấu toàn hệ thống Agribank đã và đang là vấn đề “nóng” của ngành, trước thực trạng trên Ban lãnh đạo Agribank Bến Tre đã có những giải pháp, chiến lược đúng đắn, đưa chi nhánh vượt qua nhiều khó khăn đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, nợ xấu luôn dưới mức quy định của Trụ Sở chính, đảm bảo đủ chi lương và có thưởng cho CBVC.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các yêu cầu, chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, công tác thông tin, báo cáo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ… với các cơ quan hữu quan luôn được lãnh đạo Agribank Bến Tre quan tâm và kết quả thực hiện đạt yêu cầu, được cấp trên và các cơ quan hữu quan đánh giá tốt.

Tuy nhiên trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Agribank Bến Tre vẫn còn một vài điểm hạn chế. Nguyên nhân là do mặc dù Agribank Bến Tre đưa ra chủ trương, kế hoạch, chính sách hợp lý, hiệu quả nhưng do phạm vi thẩm quyền, phân cấp ủy quyền phán quyết của các chi nhánh được Trụ sở chính Agribank quy định một cách quá thận trọng, Agribank chưa giao nhiều quyền tự chủ, tự quyết cho các chi nhánh nên nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động đều phải trình Agribank xem xét, phê duyệt do đó năng lực quyết định thường thiếu kịp thời và hiệu quả mang lại còn hạn chế. Trong khi đối với BIDV Bến Tre và Sacombank Bến Tre đã hoạt động theo mô hình NHTM cổ phần từ nhiều năm nay nên cơ chế quản lý, phân cấp thẩm quyền có nhiều khác biệt theo

hướng tiên tiến, hợp lý hơn nên việc thể hiện khả năng về năng lực lãnh đạo kịp thời giải quyết các vấn đề rất nhanh chóng và hiệu quả.

Mặt khác, theo đánh giá của Giám đốc Agribank Bến Tre tại cuộc họp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì hiện tại đơn vị vẫn còn tình trạng một số cán bộ lãnh đạo có phương pháp quản trị theo lối mòn, kinh nghiệm của bản thân, kém năng động, xử lý vụ việc thiếu khách quan, không có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường biến động. Công việc điều hành trong hoạt động hàng ngày thường theo sự vụ, không có kế hoạch thực hiện mục tiêu dài hạn và kinh nghiệm về quản trị NH theo nền kinh tế thị trường còn yếu kém.

2.2.4. Nguồn nhân lực

Trong chiến lược phát triển kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng đóng vai trò then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người, Agribank Bến Tre không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ các năm qua, từ khâu tuyển dụng, bố trí nhân sự đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, phát huy sở trường để mang lại hiệu quả công việc.

Tính đến 31/12/2014, tổng số lao động của chi nhánh là 478 người, được phân loại như sau:

Trình độ lao động:

- Thạc sỹ: 23 người. - Đại học: 365 người. - Cao đẳng: 08 người. - Trung cấp: 45 người.

- Sơ cấp và chuyên môn khác: 37 người.

Trình độ ngoại ngữ:

- Cử nhân: 26 người. - Chứng chỉ C: 37 người.

- Chứng chỉ B: 219 người. - Chứng chỉ A: 61 người. Trình độ tin học: - Cử nhân: 33 người. - Cao đẳng: 03 người. - Chứng chỉ B, trung cấp: 214 người. - Chứng chỉ A: 196 người. [9]

Nguồn nhân lực của chi nhánh trong thời gian gần đây đã và đang không ngừng tăng về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu về nhân sự trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập. Hàng năm, chi nhánh tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học đúng chuyên ngành, đồng thời khuyến khích cán bộ học thêm ngoài giờ để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học kết hợp thường xuyên cử cán bộ tham quan học tập trong và ngoài tỉnh, đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng….

Trong những năm gần đây, Agribank Bến Tre bổ sung nhân sự để đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới cũng như bù đắp số lượng nhân sự nghỉ hưu, chuyển công tác, nghỉ việc… nên nguồn nhân lực của Agribank Bến Tre có sự tăng nhanh về lượng cũng như về chất, do tuyển dụng mới đối với người lao động trẻ là sinh viên mới ra trường có đầy đủ chuẩn chất, có nền tảng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, khả năng hiểu biết, ứng xử… theo tiêu chuẩn, quy định của Agribank, bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực tăng lên còn do kết quả quá trình tự học tự rèn của bản thân từng người lao động.

Bên cạnh đó, công tác nhân sự tại Agribank Bến Tre vẫn còn một số mặt yếu kém, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hầu hết CBVC tại Agribank Bến Tre đều có bằng cấp trình độ

cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ, tin học nhưng phần lớn là học tại chức, vừa làm vừa học mục đích để hợp thức hóa bằng cấp do đó năng lực thực sự chưa tương xứng với bằng cấp cũng như bản lĩnh, kinh nghiệm thực tiễn do đó

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc cũng như năng suất lao động, làm giảm năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre trên địa bàn. Thêm vào đó, phần lớn cán bộ làm việc tại Agribank Bến Tre là những người lớn tuổi, con em trong ngành, thân nhân của cán bộ đương chức cấp tỉnh, cấp huyện nên mang tư tưởng ỉ lại, chây ì, không nể nang lãnh đạo và thường xuyên tranh giành quyền lợi cá nhân.

Thứ hai, một số cán bộ lãnh đạo hiện nay là những người cao tuổi, sống lâu ra lão làng, không có chuyên môn sâu, phần lớn được tách ra từ NHNN, một số được chuyển công tác từ cơ quan hành chính sự nghiệp sang, tuy có trình độ lý luận chính trị nhưng am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và kinh nghiệm còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị tại chi nhánh.

Thứ ba, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ sau đại học còn hạn chế, chưa có cán bộ nhân viên dạng chuyên gia thực sự là đầu tàu ở từng mảng nghiệp vụ cụ thể; xảy ra tình trạng dịch chuyển lao động giỏi, làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm chuyển sang làm việc tại NH khác, nhất là NHTM cổ phần ngày một nhiều (số lao động chuyển đi khỏi Agribank Bến Tre sang làm việc tại các NHTM khác trong giai đoạn 2011 - 2014 là 09 người, trong đó có 01 Phó Giám đốc cấp tỉnh, 01 Phó Giám đốc cấp huyện, 02 trưởng phòng cấp huyện, 03 cán bộ được quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng và 02 cán bộ mới).[9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020 (Trang 57 - 73)