2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh
2.2.2.2 Những tồn tại
Thứ nhất, Hoạt động tín dụng của VCCB chưa đa dạng khách hàng, tập trung
chủ yếu là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vẫn cịn rất ít.
Thứ hai, Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính của chi
nhánh. Điều này cho thấy thu nhập hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng chính vì vậy thu nhập của chi nhánh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ ba, Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh tuy thấp vẫn nằm mức quy
định của Ngân hàng Nhà Nước nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 0,85% nhưng đến năm 2017 là 2,16%. Chính vì vậy chi nhánh cần có những giải pháp để hạn chế nợ xấu tăng lên.
Thứ tƣ, Hoạt động xử lý nợ xấu, thu nợ chưa hiệu quả. Hiện nay chi nhánh chủ
yếu sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng để bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng. Cịn các biện pháp khách như đòi nợ trực tiếp từ khách hàng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp. Chính vì thường xun sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu làm lợi nhuận trong tương lai của chi nhánh bị ảnh hưởng, gây ra những hệ quả xấu trong kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khách trên địa bàn.
Thứ năm, Việc thực hiện quy trình tín dụng cịn nhiều sai sót. Trong đó khâu
thẩm định khách hàng thường được xem là quan trọng nhất, để thẩm định có hiệu quả và chất lượng thì việc thu thập thơng tin phải chính xác. Song các thơng tin tín dụng chi nhánh thu thập chưa thực sự tốt, cán bộ tín dụng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chỉ có thơng tin từ hồ sơ tín dụng của khách hàng trong quá khứ là độ tin cậy cao, cịn các nguồn thơng tin khác như khách hàng cung
cấp hay các thông tin khác từ việc đi thực tế có độ chính xác khơng cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng trong những năm qua.