2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai
2.1.2 Hoạt động trong thời gian qua của Ngân hàng TMCP Bản Việt ch
31/01/2012. Tọa lạc tại 35 - 36 - 37 Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 06/01/2017 Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai khai trương ba phịng giao dich trực thuộc: Hóa An, Trảng Bom, Long Khánh, nâng số nhân viên ban đầu là 30 người lên 66 người cho toàn chi nhánh Đồng Nai. Với phương hướng phát triển theo mơ hình ngân hàng hiện đại, cung cấp các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ, hướng tới phục vụ trọng tâm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, chi nhánh Đồng Nai không ngừng nỗ lực trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới, tích cực thực hiên phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới….nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Hoạt động trong thời gian qua của Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai. Đồng Nai.
Dịch vụ tiền gửi
Hiện nay Ngân hàng Bản Việt đang thực hiện một số thể loại huy động tiền gửi tiết kiệm như sau:
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: kỳ hạn 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng … Các loại kỳ hạn cụ thể do Tổng Giám Đốc quyết định trong từng thời kỳ.
- Tiết kiệm 39+ Ưu việt
- Tiết kiệm tích lũy bỏ ống
- Tiền gửi online
- Ngồi ra, Ngân hàng Bản Việt có thể huy động các loại tiền gửi tiết kiệm khác mà pháp luật không cấm và điều kiện hoạt động của Ngân hàng Bản Việt có thể đáp ứng.
Dịch vụ tín dụng:
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng thực hiện các thủ
tục theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng trả hết nợ (gốc+ lãi) muốn vay lại, tiếp tục làm các thủ tục theo quy định và ký hợp đồng tín dụng mới.
Cho vay theo hạn mức tín dụng (áp dụng cho vay vốn lƣu động ngắn
hạn): Căn cứ nhu cầu theo hạn mức của khách hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh,
giá trị tài sản đảm bảo và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Bản Việt. Ngân hàng và khách hàng xác định thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định: 06 tháng hoặc 1 năm và chỉ phải lập hồ sơ vay một lần khi xác định hạn mức tín dụng và ký hợp đồng tín dụng.
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo hạn mức, khách hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay, nhưng vẫn phải đảm bảo dư nợ khơng vượt hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trước khi hết hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo hạn mức để duy trì sản xuất kinh doanh khơng bị ngưng trệ, nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn kỳ tiếp thì lập hồ sơ gửi cho Ngân hàng Bản Việt. Ngân hàng có trách nhiệm cử nhân viên tín dụng trực tiếp kiểm tra, nếu đủ điều kiện cho vay thì lập tờ trình, khách hàng và ngân hàng cùng thoả thuận duy trì hoặc điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo để ký hợp đồng tín dụng hạn mức mới.
Quá trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay nếu phát hiện khách hàng vi phạm cam kết hợp đồng tín dụng như: sử dụng vốn sai mục đích, khơng hiệu quả, có khả năng mất vốn, Ngân hàng Bản Việt có quyền đình chỉ việc rút vốn, hoặc chuyển sang phương thức vay từng lần hoặc thực hiện các quyền khác của Ngân hàng Bản Việt đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, chuyển sang nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn.
Cho vay trả góp
Khách hàng và ngân hàng xác định thoả thuận số lãi phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay.
Khách hàng có thể trả nợ trước hạn, nếu cách tính lãi cho vay trả góp thấp hơn cách tính lãi cho vay thơng thường thì áp dụng theo cách tính lãi cho vay thông thường với lãi suất áp dụng tại thời điểm cho vay.
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Hồ sơ cho vay gồm: hợp đồng tín dụng kiêm giấy đề nghị vay vốn và kế hoạch trả nợ theo mẫu Ngân hàng Bản Việt in sẵn, kèm theo sổ tiết kiệm, bản sao CMND, HK/KT3 của người vay và người bảo lãnh (nếu có).
Khách hàng cam kết uỷ quyền cho Ngân hàng Bản Việt được tự động thu nợ từ tài sản cầm cố, nếu khách hàng không trả được nợ khi đến hạn.
Trường hợp cho vay cầm sổ tiết kiệm do tổ chức tín dụng khác phát hành thì kèm thêm văn bản xác nhận của đơn vị phát hành.
Dịch vụ chuyển tiền
Chuyển tiền đi: Gồm chuyển tiền đi trong hệ thống và chuyển tiền qua các
Ngân hàng khác.
Nhận tiền chuyển đến, nhận tiền chuyển đến trong cùng hệ thống, từ các
Ngân hàng khác và từ nước ngoài chuyển vào.
Dịch vụ ngân quỹ: Bao gồm thu hộ tiền mặt tại nhà nộp vào tài khoản và đổi
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Trả lương vào tài khoản cho nhân viên trong công ty. Xác nhận số dư.
Thu hộ chi hộ.
Nhận và chi trả kiều hối Western Union. Thu đổi ngoại tệ (USD).
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Hỗ trợ khách hàng trong việc thanh tốn với nước ngồi bằng các phương
thức thanh toán như chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ,… Thơng qua các cơng việc cụ thể: Cung cấp đủ ngoại tệ để thanh toán; ngân hàng kiểm tra nhằm giúp khách hàng giảm thiểu sai sót trong bộ chứng từ xuất khẩu; tư vấn thông tin và thủ tục cho khách hàng làm hồ sơ xuất nhập hàng hóa theo phương thức thanh tốn L/C. Ngân hàng cịn sử dụng dịch vụ này để chuyển tiền ra nước ngồi phục vụ mục đích du học, cơng tác, lao động hoặc các mục đích hợp pháp.
Thẻ VCCB:
Khách hàng được tiếp cận với các phương thức giao dịch ngân hàng hiện đại:
in sao kê tài khoản, xem thông tin về tỷ giá lãi suất, gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn; yêu cầu phát hành sổ séc;… và rút tiền tự động tại máy ATM đặt khắp các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Thẻ trả trước: Được coi như một loại thẻ dự trữ giá trị, người sử dụng thẻ
phải trả trước một số tiền nạp trong thẻ và sử dụng số tiền đó để thanh tốn hay có thể rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ.
Thẻ ghi nợ: là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt và đây là thẻ
điện tử do một ngân hàng phát hành cho phép khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản của mình tại ngân hàng.
Thẻ tín dụng nội địa: đây là loại thẻ dùng trước chi trả sau, VCCB sẽ cung
cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định.
Dich vụ khác: Dịch vụ lưu dữ hộ tài sản, dịch vụ chi hộ tiền mặt… 2.1.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Đủ Từ chối Duyệt Đủ Không duyệt 1 Duyệt
Hình 2.1: Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại VCCB – Chi nhánh ĐN
Nguồn: Văn bản quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng VCCB[20]
Nhu cầu
Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ
Thẩm định Xét duyệt cho vay Thông báo cho khách hàng Chuẩn bị ký hợp đồng tín dụng Ký hợp đồng tín dụng
Tiếp nhận hồ sơ bào đảm tiền Ký hợp đồng bảo đảm tiền vay
Thực hiện bảo đảm tiền vay
Xét duyệt giải Nhu cầu
giải ngân
Kiểm tra hồ sơ căn cứ giải ngân
Giải ngân Thông báo cho khách hàng
Thu nợ gốc và lãi Kiểm tra sử dụng vốn vay
Theo dõi tình hình SXKD của khách hàng
Quy trình tín dụng các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân, thanh tốn hợp đồng tín dụng.
Lập hồ sơ tín dụng là khâu cơ bản ban đầu của quy trình. Nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tùy theo quan hệ của khách hàng với ngân hàng mà cán bộ tín dụng hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp vốn tín dụng. Thu thập từ khách hàng những thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành nhân sự, khả nâng sử dụng và hoàn trả vốn, bảo đảm tín dụng. Khách hàng phải nộp một số giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu của ngân hàng ), giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân ( giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, giấy phép kinh doanh), phương án sản xuất, kế hoạch trả nợ, báo cáo tài chính thời kỳ gấn nhất, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay .
Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của hách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả, thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Kiểm tra tính chân thật của hồ sơ mà khách hàng cung cấp làm cơ sở cho quyết định cho vay. Trình báo cáo hồ sơ cho trưởng hoặc phó phịng tín dụng. Trưởng hoặc phó phịng tín dụng kiểm tra hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu cần thiết), trình giám đốc quyết định. Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định do phịng tín dụng trình lên, quyết định cho vay hay khơng và chuyển kết về phịng tín dụng . Thông báo với khách hàng kết quả thẩm định. Nếu khơng cho vay thì thơng báo cho khách hàng bằng văn bản. Nếu cho vay thì tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Trình lên hội sở nếu khoản cho vay vượt quá quyền phán quyết của chi nhánh (những khoản vay trên 3 tỷ đồng, hạn mức tín dụng của chi nhánh là 3 tỷ). Hoàn tất các giấy tờ đảm bảo khoản vay như: Hợp đồng bảo lãnh, tài sản thế chấp, giấy ủy quyền…Đại diện ngân hàng (Giám đốc) và khách hàng kí kết hợp đồng sau đó tiến hành chuyển cho kế tốn thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân nhân viên tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng (viếng thăm địa bàn sản xuất, hoặc nơi cư
ngụ của khách hàng vay vốn, giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác), nhắc nhở trả lãi vay và gốc đúng hạn theo định kỳ. Nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm với từng khoản cho vay mình quản lý.
Cuối cùng tiến hành thu nợ và gốc của khách hàng khi đáo hạn, thanh lí hợp đồng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay của khách hàng vào kho lưu trữ. Nếu khách hàng khơng có khả năng trả thì xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để xử lý thích hợp nhằm thu hồi khoản tín dụng đã cho vay.
2.1.4 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai. Việt chi nhánh Đồng Nai.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCCB - Đồng Nai 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2016 so năm 2015 Năm 2017 so năm 2016 2015 2016 2017 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động 312.688 535.384 606.889 222.696 71,22% 71.505 13,36% Doanh thu 50.061 88.338 102.382 38.277 76,46% 14.044 15,90% Chi phí 43.402 78.600 90.852 35.198 81,10% 12.253 15,59% Lợi nhuận 6.659 9.739 11.530 3.079 46,24% 1.791 18,39%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCCB chi nhánh Đồng Nai 2015 - 2017[14]
- Về tổng nguồn vốn huy động: Nhận thức sâu sắc vai trị của cơng tác huy động vốn cùng với phương châm “Đi vay để cho vay”, trong thời gian qua VCCB –Đồng Nai đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau cùng với mức lãi suất hấp dẫn cạnh tranh, nhiều chương trình quà tặng khi khách hàng gửi tiền tại chi nhánh để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ta thấy nguồn vốn huy động qua 3 năm tại chi nhánh đều tăng, đặc biệt năm 2016 tăng lên 71,22% so với năm 2015 là do một phần ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp thị tiếp cận với
khách hàng tại khu vực ấp Gò Me, xã Phước Tân, Biên Hòa – Đồng Nai khai thác được nguồn tiền nhàn rỗi của các hộ gia đình khi được cơng ty Tín nghĩa đền bù dự án.
- Về doanh thu: Qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 thu nhập của VCCB-Đồng Nai đều tăng. Năm 2015 tổng thu nhập là 50.061 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 76,46% đạt 88.338 triệu đồng. Năm 2017 đạt 102.382 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,90% so với năm 2016. Ta thấy thu nhập của chi nhánh đều tăng qua 3 năm chủ yếu từ nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng, đều này tương ứng với tình hình dư nợ cho vay đều tăng dần qua các năm tại chi nhánh.
- Về chi phí: Chi phí tại chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm, năm 2015 là 43.402 triệu đồng, năm 2016 là 78.600 triệu đồng tăng lên 35.198 triệu đồng so với năm 2015, năm 2017 là 90.852 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,59% so với năm 2016. Chi phí tăng chủ yếu từ khoản chi trả lãi tiền gửi. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng chi nhánh phải nâng mức lãi suất huy động tiền gửi lên làm cho chi phí trả lãi tăng lên. Ngoài ra, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng làm cho chi phí hoạt động tăng lên.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của chi nhánh tăng dần qua các năm. Do hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả, kiểm sốt được các khoản chi phí. Năm 2016 là 9.739 triệu đồng tăng lên 3.079 triệu đồng so với năm 2015 và năm 2017 đạt 11.530 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 18,39% so với năm 2016.
2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai Đồng Nai
2.2.1 Phân tích chất lƣợng tín dụng Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Đồng Nai theo các chỉ tiêu đánh giá. Đồng Nai theo các chỉ tiêu đánh giá.
2.2.1.1 Cơ cấu dự nợ tín dụng tại VCCB chi nhánh Đồng Nai
Đi đôi với việc mở rộng quy mô, đối tượng, không biệt thành phần kinh tế, trong những năm qua hoạt động tín dụng tại Vietcapital bank Đồng Nai không ngừng lớn mạnh, cho vay qua các năm đều tăng.
Hình 2.2 Tình hình dƣ nợ tín dụng tại Ngân hàng Vietcapital Bank chi nhánh Đồng Nai từ năm 2015 - 2017
Qua hình 2.2 cho thấy tình hình dư nợ tại chi nhánh được mở rộng qua các năm. Năm 2016 hoạt động tín dụng của VCCB Đồng Nai khá thuận lợi, tổng dự nợ cuối năm 2016 là 455.076 triệu đồng tương đương tăng khoảng 87% so với năm 2015, do năm 2016 Vietcapital bank Đồng Nai tăng cường thực hiện chủ trương mở rộng tín dụng, cùng với tuyển thêm nhân sự mới. Năm 2017, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngồi nước, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, Vietcapital bank Đồng Nai tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. Tổng dư nợ năm 2017 tăng 18% so với năm 2016 do một phần tình hình BĐS tại Đồng Nai có sự khởi sắc, nhiều dự án được mở ra như khu dân cư Long Hưng, khu dân cư Tân Hạnh, Biên Hòa Riveside...
- Dƣ nợ tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng
Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng tại VCCB chi nhánh Đồng Nai từ năm 2015 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Dư nợ KHDN 58.543 24,00% 139.708 30,70% 190.023 35,50% Dư nợ KHCN 185.385 76,00% 315.368 69,30% 345.253 64,50% Tổng dư nợ 243.928 100,00% 455.076 100,00% 535.276 100,00%