Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận EFE là 5 thì ngân hàng có phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường, và có năng lực cạnh tranh cao. Nếu từ 3,00 trở lên, thì ngân hàng có phản ứng trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận EFE nhỏ hơn 3,00 thì phản ứng của ngân hàng thấp hơn mức trung bình, phản ánh năng lực cạnh tranh là yếu.

Cuối cùng, so sánh các ngân hàng với nhau.

1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. NHTM.

Để tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM, chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành mạnh không bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài. Các biện pháp cụ thể được đưa ra:

- Tăng cường vai trò độc lập trong việc thanh tra, giám sát các NHTM. Trung Quốc bắt đầu giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế.

- Năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại Trung Quốc.

- Giảm thiểu sự can thiệp về chính trị trong việc phân bổ tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra hiệu quả tín dụng tối đa. Xóa bỏ cơ chế tín dụng ưu đãi đối với DNNN. Thay vào đó Trung Quốc thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách.

- Tiến hành xử lý các khoản nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Năm 1999, thành lập 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation -

AMC) nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 NHTMNN từ trước năm 1996 với tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999. Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTMNN cho 4 AMC tương ứng được thực hiện trong suốt 2 năm 1999 - 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

- Bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách các khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế toán của NHTM.

- Đóng cửa các chi nhánh làm ăn thua lỗ của các NHTMNN. Nâng cao chất lượng nhân sự ngân hàng bằng cách tinh giảm khoảng 73% lãnh đạo, mời chuyên gia nước ngoài tham gia quản trị điều hành, giảm biên chế với cán bộ có trình độ thấp (chỉ riêng năm 2004, các ngân hàng Trung Quốc đã tinh giảm 45.000 người)

- Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTMNN bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTMNN này.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)