7. Kết cấu của luận văn
2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn
(i) Quy mô vốn chủ sở hữu
Vietcombank luôn chú trọng nâng cao vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng hoạt động của mình.
Biểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2010 – 2014 (Đvt: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm VCB )
Vốn chủ sở hữu liên tục tăng nhanh qua các năm từ 2010 đến 2014, cụ thể từ 20.737 tỷ đồng tăng mạnh lên 28.639 tỷ đồng vào 2011, mức tăng khoảng 38,11%, và năm 2011 tăng đột biến đến 45,1% đạt 41.547 tỷ đồng do bán 15% vốn cổ phần cho Ngân hàng Mizuho với giá 34.000/cổ phiếu (tăng mạnh thặng dư vốn). Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2014 vốn chủ sở hữu Vietcombank đạt 43.351 tỷ đồng, tốc độ tăng
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2010 2011 2012 2013 2014 20,737 28,639 41,547 42,386 43,351
trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 27,3%/năm. Đây là mức tăng trưởng tốt do có kết quả kinh doanh ấn tượng nên Vietcombank dễ dàng tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng cũng như chào bán cho đối tác chiến lược với mức giá tốt, tăng thặng dư vốn đảm bảo năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
So sánh với các các NHTM, có bảng thống kê sau:
Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu của 8 NHTM giai đoạn 2010 - 2014 (ĐVT: tỷ VND)
Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 VCB 20,737 28,639 41,547 42,386 43,351 CTG 18,170 28,491 33,625 54,075 55,013 BIDV 24,220 24,390 26,494 32,040 33,271 AGR 27,844 31,005 42,000 42,586 43,018 ACB 11,377 11,959 12,624 12,504 12,397 STB 14,018 14,547 13,699 17,064 18,063 EIB 13,511 16,302 15,812 14,680 14,068 MB 8,882 9,642 12,864 15,148 16,561
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM năm 2014)
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy các NHTM đều có tăng trưởng về vốn chủ sở hữu, với ưu thế ở các NHTM Nhà nước. BIDV và Agribank đều tăng vốn liên tục qua các năm, BIDV tăng từ 27.844 tỷ đồng năm 2010 đạt 33.271 tỷ đồng vào cuối năm 2014, tương tự với Agribank từ 31.005 tỷ đồng năm 2011 đến 2013 đạt 43.018 tỷ đồng. Vietinbank năm 2013 có sự tăng trưởng mạnh về vốn chủ sở hữu, do năm 2013 bán cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ của Nhật Bản, nâng vốn điều lệ lên 37.234 tỷ đồng, năm 2014 vốn chủ sở hữu đạt 55.013 tỷ đồng.
Trong khối NHTMCP, MB có mức tăng cao nhất và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các NHTMCP về vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, do các NHTMCP trên đều có kết quả kinh doanh khá tốt nên dễ dàng tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ.
(ii) Mức độ an toàn vốn
Hệ số an toàn vốn tối thiểu là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Theo Hiệp ước Basel 1 hệ số này phải đảm bảo được ở mức 8%, theo hiệp ước Basel 2 tỷ lệ này đã tăng lên ở mức 12%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ CAR của VCB giai đoạn 2010 - 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm VCB )
Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp các Ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an toàn vốn của Vietcombank liên tục được cải thiện, năm 2010 đạt 9% tăng lên 11,14% vào năm 2011, đạt mức 14,63% năm 2012. Năm 2014 giảm nhẹ xuống 11,61% do vốn chủ sở hữu tăng ít so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Hệ số CAR của Vietcombank đạt yêu cầu an toàn vốn theo quy định của NHNN tại Thông tư 13 nhưng chưa cao so với các NHTM khác trong khu vực, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Tuy nhiên cũng lưu ý trong giai đoạn sắp tới cần tiếp tục nâng hệ số này lên nữa để đảm bảo an toàn vốn vì thực tế ở nhiều nước trong khu vực hệ số CAR có xu hướng tiếp tục tăng.
Hệ số CAR của VCB được duy trì liên tục trên 9% trong những năm gần đây ở mức phù hợp với quy định của Basel có tác động tích cực đến việc tăng uy tín của VCB, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng, nhất là trong các giao dịch trên thị
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2010 2011 2012 2013 2014 9.00% 11.14% 14.63% 13.13% 11.61%
trường quốc tế, các cam kết bảo lãnh bằng L/C của VCB dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà cung cấp ở các thị trường vốn được xem là khó tính trong thanh toán quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản... Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp VCB chiếm được thị phần thanh toán quốc tế cao nhất ở Việt Nam.
Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ CAR 8 NHTM năm 2014 (Đvt: %)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2014)
Năm 2014, hệ số CAR của Vietcombank đạt mức khá cao so với các NHTM trong hệ thống. Agribank sử dụng vốn khá rủi ro, hệ số CAR chỉ đạt 9,11% thấp nhất trong các NHTM. Hầu hết các NHTM trong bảng đều duy trì hệ số CAR theo quy định trên 9% trước các yếu tố bất lợi của môi trường kinh doanh đầy biến động nhưng vẫn là thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, vì tính toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nên nếu tính theo chuẩn mực kế toán quốc tế có thể hệ số CAR sẽ có sự chênh lệch. Do đó trong tương lai, các NHTM Việt Nam cần chú trọng kiểm soát rủi ro, nâng cao hệ số CAR để đảm bảo an toàn vốn hơn nữa.