7. Kết cấu của luận văn
1.3.2.2. Về phía các NHTM
Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận. Các sản phẩm dịch vụ này phải được thực hiện thành một chiến lược kiên quyết, triệt để, trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, tạo được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để tạo cơ sở cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm mới đến với khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
Việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của ngân hàng nước ngoài nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia để nhanh chóng phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh. Đặc biệt, các NHTM cần hợp tác với nhau trong việc giới thiệu, quảng bá tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệtlà các sản phẩm dịch vụ hiện đại để mở rộng thu dịch vụ trước khi ngân hàng nước ngoài bành trướng, chiếm lĩnh thị phần.
Tích cực tìm kiếm đối tác nước ngoài có uy tín, có năng lực tài chính vững mạnh để hợp tác nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thu công nghệ hiện đại, học hỏi cách thức tổ chức bộ máy vận hành hiệu quả và phong cách quản trị điều hành của ngân hàng hiện đại.
Tập trung lành mạnh hóa năng lực tài chính theo hướng phát triển bền vững: tăng quy mô vốn, tập trung xử lý nợ xấu. Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản trị điều hành, nghiên cứu mở rộng mạng lưới thị phần một cách hiệu quả để nhanh chóng tạo lợi thế nhất định trước làn sóng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi từ năm 2011, Việt Nam đã gỡ bỏ các rào cản với ngân hàng nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Tác giả đã trình bày hai vấn đề về cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong chương hai với các nội dung như sau:
Tổng quan các lý luận về năng lực cạnh tranh và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM.
Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, bao gồm Mô hình Camel, Ma trận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Đây là các tiền đề quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của VCB ở chương 2.
Chương 2: ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH VÀO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vào những năm đầu thập kỷ 60, NHNN Việt Nam nhận thức rõ yêu cầu phải tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng cơ sở. Tại bộ máy NHNN trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập một ngân hàng chuyên ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế, thay thế NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu đó ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành nghị định số 115/CP về việc thành lập VCB trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN), đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước XHCN(cũ)... Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 01/04/1963, VCB chính thức thành lập và đi vào hoạt động, với tư cách một pháp nhân NHTM giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế với tên gọi tiếng Anh là : Bank For Foreign Trade of Viet Nam, tên tắt là: Vietcombank.
Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB theo mô hình Tổng công
ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TT ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 23/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp Giấy phép (số 138/GP-NHNN) thành lập và hoạt động cho NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hoá, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng TMCP từ ngày 02/06/2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Kể từ ngày ra đời và hoạt động đến nay, với bề dày hơn 50 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh vực: đảm đương nhiệm vụ của tiền tuyến lớn chi viện cho cách mạng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đảm đương sự nghiệp thanh toán quốc tế trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, tham gia khắc phục khó khăn và tháo gỡ những ách tắt của đất nước trong thời kì chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một trong những mũi nhọn của công cuộc đổi mới,… Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 5 công ty con tại Việt Nam và nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 1.917 máy ATM và 42.238 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.853 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
MHCB là đối tác chiến lược duy nhất của VCB và sẽ cung cấp cho VCB các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều hoạt động kinh doanh. Chiến lược hợp tác này cũng bao gồm việc cử các chuyên gia và cung cấp các dịch vụ đào tạo cho VCB cũng như đem lại các cơ hội hợp tác bán chéo sản phẩm giữa các bên.