Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Do xuất phát từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại nên VCB còn hạn chế về mạng lưới và kinh nghiệm trong thị trường bán lẻ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân

hàng bán lẻ. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch chưa phủ sóng rộng khắp, mới chỉ tập trung tại các tỉnh thành phố lớn, mặc dù những năm gần đây có chú trọng phát triển thêm chi nhánh mới nhưng so tương quan với Vietinbank, BIDV thì vẫn chênh lệch nhiều. Do mạng lưới chưa được phủ sóng rộng khắp nên không có lợi thế trong mảng huy động vốn từ dân cư ở các khu vực nông thôn hay vùng xa như Agribank hay Vietinbank, BIDV. Không có kinh nghiệm về sản phẩm cũng như mô thức quản lý ngân hàng bán lẻ.

Chưa có chính sách về khách hàng (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các định chế tài chính) nhất quán trong toàn hệ thống, do vậy việc quản lý phân đoạn khách hàng và phát triển các sản phẩm bán lẻ/bán buôn cũng phân tán và đa dạng không đồng bộ, theo từng chi nhánh.

Chức năng nhiệm vụ trong công tác ngân hàng bán lẻ/bán buôn được quản lý không tập trung, chia đều nhiệm vụ giữa các thành viên điều hành nên hạn chế việc phân công quản lý theo sản phẩm.

Trình độ nguồn nhân lực mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì vẫn còn thấp. Một phần là do xuất phát điểm từ quá trình hình thành và phát triển, phần nữa là do mới chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, môi trường làm việc vẫn còn mang nặng dấu ấn thời bao cấp, nên không thể tránh khỏi sức ỳ trong phần lớn cán bộ VCB. Thái độ, tác phong làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp, hạn chế trong việc phát triển nguồn khách hàng mới hay cung ứng các sản phẩm bán lẻ khác nhau ngoài nghiệp vụ chuyên môn.

Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp chuyên trách riêng biệt chuyên về mảng tiếp thị, bán lẻ, bán buôn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cở sở hệ thống lý luận ở chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích về VCB và năng lực cạnh tranh của VCB trong giai đoạn từ 2010 đến 2014 bằng các phương pháp: Thống kê so sánh với G8

Đánh giá năng lực cạnh tranh của VCB theo mô hình Camel, EFE và cho kết quả khá.

Với kết quả thu được từ việc phân tích và đánh giá, tác giả đã nhìn nhận ra các lợi thế và hạn chế của Vietcombank, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)