7. Kết cấu của luận văn
3.2.2 Một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu nhiều tác động từ các nhóm yếu tố tác động khác nhau từ chính các NHTM hay từ các yếu tố khách quan bên ngoài, trong đó có chính sách của Nhà nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đây là yếu tố tác động đáng kể nhất, bởi nó đặt các NHTM ở thế gần như bị động hoàn toàn, không thể dự báo khi mà cơ chế chính sách ban hành thời gian qua còn nhiều bất cập, như: áp đặt biện pháp hành chính, thiếu tính đồng bộ, thậm chí chồng chéo, tính ổn định không cao... Trong tình huống này, các NHTM phải mất một khoảng thời gian đáng kể để thích ứng, làm mất cơ hội kinh doanh, giảm lợi nhuận. Do đó tác giả đề xuất một vài kiến nghị sau:
●Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Sớm ban hành một khung pháp lý hoàn thiện cho toàn bộ hoạt động kinh tế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng, tránh hiện tượng nhiều luật cùng quy định một vấn đề, các luật không nhất quán và chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho việc nắm bắt và thực hiện, đồng thời cần làm rõ các thuật ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù trên thực tế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có điều khoản giải thích từ ngữ, tuy nhiên, tình trạng thiếu rõ ràng của thuật ngữ, việc giải thích không chính thống, thiếu chuyên nghiệp, một mặt tạo ra kẻ hở cho những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm lợi dụng để nhũng nhiễu, mặt khác gây phiền hà cho NHTM
trong hoạt động của mình nói chung và công tác thu nợ nói riêng. Đây là một trong những vấn nạn cần sớm quan tâm giải quyết dứt điểm.
Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước, tạo môi trường minh bạch, thông thoáng để đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
●Tăng cường vai trò giám sát của NHNN với hoạt động của NHTM.
- Tiếp tục nâng cao các yêu cầu về năng lực tài chính của ngân hàng về các chỉ tiêu quy mô vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, các hệ số đảm bảo an toàn, trích lập dự phòng để hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận dần với quy mô của các ngân hàng trong khu vực.
- Kịp thời ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể cho các NHTM theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Hiệp ước Basel II và cả việc áp dụng Basel III trong thời gian tới nhằm giúp các NHTM đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh và phòng ngừa các rủi ro thị trường, giúp các NHTM có cơ sở xây dựng và triển khai các chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh.
- Minh bạch hóa thông tin của các NHTM, kể cả các NHTMCP chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán và NHTMNN bằng cách công bố Báo cáo tài chính và thuyết minh Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm đúng hạn như áp dụng với công ty trên sàn chứng khoán, đảm bảo tính trung thực đối với thông tin, dữ liệu đầu vào. Hiện nay, Vụ Dự báo thống kê tiền tệ là nơi tập trung thông tin hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, về cơ bản, dữ liệu của các đơn vị gửi về chưa được đáp ứng yêu cầu trên cả hai góc độ: thiếu chính xác (báo cáo không trung thực) và tuân thủ quy định chưa nghiêm (ngân hàng báo cáo, ngân hàng không; định kỳ này có, định kỳ khác không). Mặc dù Luật Thống kê năm 2005 quy định nghiêm cấm việc cung cấp thông tin hay báo cáo thiếu trung thực, nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, NHNN chưa có cơ chế kiểm tra sau việc chấp hành báo cáo. Chính vì vậy, việc cấp bách hiện nay là NHNN cần ban hành quy định (Thông tư) mang tính luật để điều
chỉnh hành vi cung cấp hoặc báo cáo thông tin thiếu trung thực, nhằm thống kê số liệu một cách chính xác, tránh tình trạng tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng báo cáo cuối năm 2012 là 4,08% nhưng theo giám sát của NHNN lại trên 8%, từ đó hoạch định những chính sách phù hợp, góp phần hỗ trợ hoạt động của các NHTM hiệu quả hơn.
- Tăng cường giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ: trên cơ sở kết quả của giám sát từ xa, cơ quan thanh tra, giám sát thông qua bảng cân đối của các NHTM báo cáo theo định kỳ để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của NHTM, giúp sớm phát hiện vấn đề quản trị của các ngân hàng, chỉ thanh tra tại chỗ khi cần thiết hoặc/và phát hiện đơn vị đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua những con số giám sát từ xa, biến động bất thường, chỉ tiêu tăng giảm không hợp lý, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng (khoản phải thu) so với nguồn huy động cao nhưng để kéo dài và chậm thu hồi; hệ số sử dụng vốn quá cao (trên 80% vốn huy động)…
- Mạnh tay giải quyết tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM.
- Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn vào và ra khỏi Việt Nam, tránh tình trạng dòng vốn vào ồ ạt gây hiện tượng tăng trưởng nóng và đảo ngược dòng vốn nhanh gây bất ổn trong thị trường tài chính, nên hướng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững.
● Thiết lập cơ chế về khả năng dự báo.Viện chiến lược ngân hàng (Viện) có vị trí tương đương cấp Vụ, trực thuộc NHNN Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ngân hàng để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, kịp thời tham mưu cho Thống đốc trong việc định hướng thị trường tiền tệ thông qua công cụ điều hành CSTT (lãi suất, tỷ giá, giá vàng, tăng trưởng tín dụng…). Tuy nhiên, để hoạt động của Viện đạt được hiệu quả tích cực hơn nữa, Viện cần đưa ra những dự báo mang tính dài hạn giúp cho việc điều hành CSTT của NHNN có tính ổn định hơn, từ đó, các NHTM sẽ an tâm hơn trong công tác quản trị và đề ra kế hoạch kinh doanh dài hạn cho đơn vị mình.
● Giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM.
- NHNN cần đẩy nhanh hơn tiến độ mua nợ xấu của hệ thống NHTM nói chung và VCB nói riêng.
- Ngoài cơ chế xử lý nợ xấu giữa VAMC và các NHTM trong nước, Chính phủ và NHNN cũng cần xem xét việc phân loại và bán nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung và VCB nói riêng cho các tổ chức mua nợ nước ngoài. Các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu cũng như tiềm lực tài chính để có thể tiếp tục hoàn thành các dự án bất động sản. Trên thực tế, các tổ chức mua nợ nước ngoài có sự quan tâm đặc biệt đến thị trường mua bán nợ của Việt Nam và xem đây là thị trường cực kỳ tiềm năng và có thể tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh của VCB, đối chiếu và ứng dụng các cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra các định hướng và giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng khắc phục các khuyết điểm, phát huy thế mạnh và dự báo tương lai để có chiến lược thích ứng hợp lý.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước liên tục biến động trong những năm gần đây, vấn đề nâng cao năng lực tài chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, giữ vững và nâng cao thị phần là vấn đề thiết yếu và sống còn đối với Vietcombank, nhất là khi áp lực cạnh tranh từ khối các ngân hàng ngoại đang ngày một gay gắt hơn ở các mảng bán lẻ truyền thống vốn là thế mạnh.
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” đi từ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương 1, chương 2 của luận văn phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Vietcombank, tập trung phân tích những thế mạnh cũng như hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong mối tương quan với các ngân hàng khác, nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó. Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, ở chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thành nghiên cứu của mình nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức kinh nghiệm thực tế hạn chế nên những vấn đề trình bày trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn đọc để bổ sung, hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Tôi là Hoàng Thị Thu Hà, là học viên cao học lớp CH14B1 Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” và cần thu thập ý kiến của chuyên gia về các yếu tố bên ngoài chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, xin chuyên gia cho biết ý kiến của mình về các yếu tố bên ngoài chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng như mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Kính mong quý vị dành chút thời gian giúp đỡ tôi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu bằng việc trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Họ và tên:……….
2. Trình độ học vấn:
Tiến sỹ Đại học
Thạc sỹ Khác: ………
3. Hiện đang công tác tại:
Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng Cơ quan quản lý Nhà nước
Ngân hàng Khác:………
4. Vị trí công tác:
Giám đốc/ Phó Giám đốc Trưởng/ Phó phòng
Giảng viên (dạy các môn về ngân hàng) Chuyên viên
Khác:……….
5. Xin chuyên gia cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại. Mức độ quan trọng được đánh giá bằng thang điểm từ 1 đến 10 (1: không quan trọng đến 10: rấtquan trọng)
Các yếu tố bên ngoài
chủ yếu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1. Chính sách điều tiết lãi suất
của NHNN
2. Chính sách dự phòng rủi ro
tín dụng của NHNN
3. Vai trò của nhà nước và
NHTW
4. Những biến động trên thị
trường tiền tệ Việt Nam
5. Lãi suất huy động duy trì ở
mức cao
6. Sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ nhóm các DN lớn sang nhóm SMEs
7. Cạnh tranh giữa các ngân
hàng
8. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng
9. Hoạt động marketing và vị
thế trên thị trường
10. Văn hóa doanh nghiệp
trong lĩnh vực ngân hàng
11. Đối tác chiến lược
PHỤ LỤC 2: BẢN MÔ TẢ VỀ VIỆC XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Sau khi tổng hợp bộ tiêu chícác yếu tố bên ngoài chủ yếu có khả năng tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, tác giả tiến hành khảo sát xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọngcủa từng yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát nhằm xây dựng trọng số mức độ quan trọng của từng yếu tố cho ma trận hình ảnh cạnh tranh. Tổng trọng số của tất cả các tiêu chí phải bằng 1,0.
Đối tượng khảo sát: 10 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: các giảng viên giảng dạy các bộ môn về ngân hàng tại các trường đại học - cao đẳng; chuyên viên của Ngân hàng Nhà nước; các vị lãnh đạo, các trưởng phó phòng, các chuyên viên của các NHTM.
Thời gian khảo sát: từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014.
Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp và gửi thư trực tuyến.
Nội dung khảo sát: khảo sát ý kiến chuyên gia bằng bảng câu hỏi để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mức độ quan trọng của các yếu tố được đánh giá bằng thang điểm từ 1 đến 10 (1: không quan trọng đến 10: rất quan trọng)
Kết quả tổng hợp:
Bảng kết quả mức độ quan trọng của yếu tố bên ngoài chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam
Các yếu tố bên ngoài chủ
yếu CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 CG6 CG7 CG8 CG9 CG10 Điểm trọng Tỷ
1. Chính sách điều tiết lãi suất
của NHNN 7 6 9 8 8 9 8 7 6 8 76 0.09719
2. Chính sách dự phòng rủi ro
tín dụng của NHNN 7 8 8 9 9 8 9 7 8 7 80 0.10230
3. Vai trò của nhà nước và
NHTW 8 8 7 8 7 7 8 8 8 7 76 0.09719
4. Những biến động trên thị
trường tiền tệ Việt Nam 9 6 8 7 8 8 7 9 6 9 77 0.09847
5. Lãi suất huy động duy trì ở
mức cao 7 7 8 9 6 8 9 7 7 8 76 0.09719
6. Sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ nhóm các DN lớn sang nhóm SMEs
5 6 7 6 5 7 6 5 6 7 60 0.07673
7.Cạnh tranh giữa các ngân
hàng 5 8 6 5 8 6 5 5 8 8 64 0.08184
8. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ứng dụng trong
lĩnh vực ngân hàng 9 7 7 8 8 7 8 9 7 8 78 0.09974
9. Hoạt động marketing và vị
thế trên thị trường 7 8 6 7 7 6 7 7 8 8 71 0.09079
10. Văn hóa doanh nghiệp
trong lĩnh vực ngân hàng 5 6 5 6 7 5 6 5 6 6 57 0.07289
11. Đối tác chiến lược 6 5 7 8 8 7 8 6 5 7 67 0.08568
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACB, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014 2. Agribank, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà Nước các năm 2010- 2012 4. BIDV, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014
5. Bộ Thương mại 2004, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học, Hà Nội.
6. Đặng Hữu Mẫn 2010, Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5, trang 194 - 205.
7. Eximbank, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014
8. Kiều Hữu Thiện 2012, Thách thức đối với sự phát triển bền vững của hê thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Học Viện Ngân hàng, Hà Nội
9. KPMG 2013, Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam 2013, truy cập tại <http://kpmg.com.vn>, ngày 18 tháng 02 năm 2015
10.Lê Hùng 2004, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện kinh tế TPHCM, TPHCM 11.MB, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014
12.Micheal E. Porter 1996, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
13.Minh An 2005, “Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc”. Tạp chí Tài chính ngân hàng, số Tháng 12/2005
14.Nguyễn Đào Tố 2007, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Cơ hội đã đến với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 23, trang 28-31
16.Sacombank, Báo cáo thường niên các năm 2010-2014 17.Tạp chí Công nghệ Ngân hàng 2010-2014
18.Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2009 – 2014
19. Thái Mạnh Cường 2006, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khi gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng số 25, trang 19-21