7. Kết cấu của luận văn
3.2.1.3 Phát triển công nghệ
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho VCB nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy có thể nói rằng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa tạo cho VCB khẳng định vị trí, vai trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam, mà còn giúp VCB thiết lập bước đệm tốt hơn khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Mặc dù hiện tại với nền tảng công nghệ được đánh giá là tiên tiến so với mặt bằng trong nước và có khả năng phát triển các sản phẩm trị giá gia tăng cao, tuy nhiên, việc triển khai công nghệ thông tin tại VCB là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng. Dó đó cần phải nghiên cứu:
Nâng cao tính năng và độ ổn định hệ thống tin học, giảm thời gian giao dịch, tăng tốc độ xử lý giao dịch và phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý theo mô hình mới.
Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở Hội sở chính và các chi nhánh một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin và xây dựng mạng giao diện trực tuyến trên toàn quốc giữa các chi nhánh và hội sở chính, đồng thời đảm bảo hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ, xử lý thông tin và điều hành kinh doanh toàn hệ thống.
Củng cố và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại gồm có tài khoản cá nhân kết hợp với những dịch vụ giá trị gia tăng như: trả lương, thẻ, sao kê, trả các hóa đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư: quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung, thẻ liên kết, sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo hiểm, các sản phẩm cho vay cầm cố, phát triển các tiện ích mới của ATM…
Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng quốc tế trong mọi hoạt động. Các quyết định đầu tư về công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn mà còn đòi hỏi một
sự đầu tư lớn về chất xám nhằm đảm bảo các công nghệ lựa chọn là phù hợp và có khả năng nâng cấp để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ công nghệ. Đội ngũ nhân lực công nghệ theo kịp những tiến bộ công nghệ trên thế giới.
Nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ của ngân hàng thông qua việc bố trí hợp lý trang thiết bị và sử dụng các phần mềm tích hợp phù hợp như phần mềm hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin giám sát, quản trị hoạt động hệ thống, phần mềm kết nối thẻ, kết nối thông tin trực tuyến giữa NH và NHNN, phần mềm với chức năng hoạt động ngân hàng trực tuyến.
Đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh, đồng bộ thống nhất của toàn hệ thống.
Phát triển đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin, tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ các cán bộ nhân viên NHNT, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tác nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ khách hàng. Trước hết, NH cần rà soát lại đội ngũ cán bộ nhân viên tại các Trung tâm công nghệ thông tin, tạo điều kiện, hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao khả năng tiếp cận với các công nghệ ngân hàng hiện đại trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao chế độ đãi ngộ để thu hút nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao vào làm việc tại ngân hàng. Thông qua liên kết, hợp tác với NH nước ngoài, các hãng máy tính cung cấp thiết bị phần cứng, phần mềm, nhà thầu, VCB có thể cử cán bộ, kỹ sư công nghệ thông tin đi đào tạo, học tập ngắn hạn ở nước ngoài nhằm cập nhật những kiến thức mới về công nghệ thông tin, vận hành trang thiết bị và nâng cao năng lực quản lý điều hành.
Xây dựng Trung tâm dự phòng nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ứng dụng CNTT.