Tình hình tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Tình hình tăng trưởng tín dụng

Đến thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2013

Biểu đồ 2.10: Dư nợ của VCB giai đoạn 2010 – 2014 (Đvt: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm)

Tình hình tăng trưởng tín dụng của Vietcombank có những đặc điểm sau:

Các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, do đây là khu vực kinh tế năng động, có mức tăng trưởng nhanh so với cả nước.

Cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.

Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều với VND và ngoại tệ, tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của Vietcombank, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2010 2011 2012 2013 2014 176,813 209,417 241,167 274,314 323,332

Cho vay sản xuất và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, bám sát chủ trương và định hướng kinh doanh của Vietcombank.

Cơ cấu tín dụng: phân loại theo thời gian đáo hạn và loại hình doanh nghiệp, theo bảng kê chi tiết như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu phân loại tín dụng của VCB giai đoạn 2010-2014 (Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1. Theo thời gian đáo hạn:

- Ngắn hạn 94,715 123,312 149,537 175,256 206,764 - Trung hạn 20,682 22,325 25,093 29,941 33,524 - Dài hạn 61,417 63,780 66,537 69,117 83,044 2. Theo thành phần kinh tế: - DNNN 61,249 55,774 58,559 77,642 90,003 - Công ty TNHH 32,852 38,453 48,660 60,459 69,454

- DN có vốn đầu tư nước ngoài 9,744 12,892 13,290 13,889 17,883 - Hợp tác xã và Công ty tư nhân 6,510 4,412 5,357 5,479 6,055

- Cá nhân 18,709 20,872 28,783 37,259 51,743

- Khác 47,749 77,012 86,518 79,586 88,194

Tổng cộng 176,813 209,415 241,167 274,314 323,332

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm)

Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của VCB tập trung cho vay ngắn hạn, chủ yếu để phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn.

Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm đến 60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay. Đây là nhóm khách hàng thường có độ rủi ro tín dụng cao, vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, VCB đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, từ 35% năm 2010 xuống còn 28% năm 2014.

Chất lượng tín dụng và vấn đề trích lập dự phòng, quản lý rủi ro

Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trung bình từ 2010 đến 2014 khoảng 2,5%, thấp so với so sánh chung toàn ngành song cũng là mức tương đối cao. Nguyên nhân khách quan do môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sức cầu sản xuất và cầu tiêu dùng yếu nên khả năng hấp thụ vốn kém, hàng tồn kho tăng cao, dẫn đến khả năng thanh toán khoản vay chậm trễ. Bên cạnh đó, năm 2012 với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát khiến lãi suất luôn ở mức cao dẫn đến chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đã đẩy doanh nghiệp càng thêm khó khăn.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2010 – 2014 (Đvt: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm)

Thời điểm đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 2,73%, đến cuối năm 2014 nợ xấu đã giảm còn 2,31% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 2.791 tỷ đồng, tăng đến 90%. 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2.83% 2.03% 2.40% 2.73% 2.31%

Về vấn đề phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Vietcombank luôn thực hiện đúng qui định của NHNN và bám sát thông lệ quốc tế, tích cực xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Năm 2014 là một năm thành công trong việc xử lý thu hồi nợ xấu của Vietcombank, thu hồi nợ ngoại bảng ghi vào thu nhập là 1.776,5 tỷ đồng, bằng 147% so với kế hoạch năm 2014, trong đó thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 1.420 tỷ đồng, thu nợ đã bán cho VAMC đạt 356,5 tỷ đồng, tăng đột biến so với những năm trước, góp phần giúp đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đáng kể. Và Vietcombank cũng là một trong số ít ngân hàng đã chủ động thực hiện áp dụng trước Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Đến tháng 6/2014 các ngân hàng phải áp các tiêu chuẩn khắt khe hơn về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của Thông tư 02. Tuy nhiên, từ tháng 11/2013, Vietcombank đã chủ động chạy song song hai cơ chế, phân loại theo quy định hiện hành với Quyết định 493 và theo Thông tư 02 nhằm chủ động quản lý rủi ro khi đột ngột áp dụng cơ chế mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)