Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính

Tăng cường năng lực tài chính được thực hiện thông qua việc tăng vốn, làm sạch bảng cân đối, lành mạnh hóa hệ thống tài chính, phòng ngừa rủi ro.

Tăng vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy từ lợi nhuận để lại. Đây là biện pháp quan trọng và lâu dài và là một trong những cách tốt nhất để ngân hàng phát triển bền

vững. Nguồn vốn này giúp VCB không bị phụ thuộc vào thị trường vốn và tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, VCB cần xác định tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu VCB có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức.

Tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu. Đây là một biện pháp phổ biến được nhiều ngân hàng áp dụng ở các nước. Hiện tại ở Việt Nam lượng vốn trong dân cư còn rất nhiều, nhưng các ngân hàng mới thu hút được bằng các hình thức huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Với các hình thức huy động này đã không tạo nền tảng vốn vững chắc cho các ngân hàng, đồng thời còn đe dọa đến khả năng chi trả đối với ngân hàng khi thị trường có biến động. Từ đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải làm sao thu hút được nguồn vốn này dưới dạng phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán cấp cao nhằm bổ sung cho vốn chủ sở hữu đang eo hẹp hiện nay. Với uy tín và niềm tin của đông đảo khách hàng, VCB sẽ có nhiều thuận lợi khi tiến hành phát hành cổ phiếu, thu hút vốn để mở rộng hoạt động. Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao và làm “loãng” quyền sở hữu.

Tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là một biện pháp được nhiều ngân hàng quan tâm. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Lợi thế của biện

pháp này là tạo ra nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài và không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông, ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường, phần trả lãi tính vào chi phí trước thuế, do vậy làm giảm thuế phải nộp. Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị của thị trường vốn. Tuy nhiên, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như: lãi suất của trái phiếu lại không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối cùng của ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi để tỷ lệ sinh lời của tài sản được tài trợ bằng phát hành trái phiếu lớn hơn chi phí trả cho trái phiếu thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên. Khi trái phiếu được chuyển đổi, số cổ phiếu lưu hành tăng lên dẫn đến vốn chủ sở hữu bị “pha loãng”, từ đó thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng.

Thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia góp vốn mua cổ phần. Thông qua việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn mua cổ phần, VCB có thể học hỏi, tiếp nhận kỹ năng quản trị ngân hàng tiên tiến và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy khả năng thanh toán, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do đó cần xây dựng tiêu chí rõ ràng và có chính sách thích hợp để thu hút, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn, mua cổ phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)