BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 35 - 39)

DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay với hơn 80 CTCK đang hoạt động, trong số đó tên tuổi nổi bật nhất và gắn liền với sự phát triển của TTCK Việt Nam đó là Công ty cổ phần Cứng khoán Sài Gòn (SSI). Trải qua 14 năm phát triển đến nay SSI đã có hơn 40.000 tài khoản trong đó khoảng 3.500 tài khoản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trƣờng trong các hoạt động nghiệp vụ chứng khoán. Đạt đƣợc thành công nhƣ thế chính nhờ vào các chiến lƣợc phát triển tài tình của ban lãnh đạo SSI nhƣ:

 Về văn hóa kinh doanh: SSI luôn cố gắng lắng nghe, thấu hiểu và đƣa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu riêng của từng nhóm khách hàng. SSI trao quyền tự chủ trong công việc cho đội ngũ nhân viên để khuyến khích họ tìm tòi

những phƣơng cách sáng tạo mới nhằm xây dựng thành công cho công ty cũng nhƣ cho khách hàng.

 Về đội ngủ nhân sự tại SSI bao gồm những cá nhân xuất sắc nhất, thông thạo nhiều ngoại ngữ,với bề dày kinh nghiệm từ các tập đoàn quốc tế và nội địa. Hàng năm công ty đều giành ra những học bổng cho nhân viên giỏi đƣợc đi tu nghiệp ở nƣớc ngoài.

 Với nguồn vốn mạnh nên sản phẩm dịch vụ tài chính tại SSI rất đa dạng. Đối với các khách hàng các nhân, SSI sẽ có những sản phẩm dịch vụ tài chính riêng cho họ nhƣ sử dụng T2, cho vay tiền để chuyển tài sản từ CTCK khác về, cho vay với tỷ lệ ký quỹ cao 80%... Đối với khách hàng là tổ chức sẽ đƣợc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhƣ dịch vụ ngân hàng đầu tƣ, quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn đầu tƣ và dịch vụ chứng khoán.

Trong những năm gần đây ta liên tục thấy báo chí lên án các hành vi phạm pháp tại một số công ty chứng khoán nhƣ chứng khoán SME, chứng khoán Tràng An, chứng khoán Liên Việt…

 Vào năm 2011, ban lãnh đạo công ty chứng khoán SME đã dùng các thủ đoạn lừa gạt chiếm đoạt gần 380 tỷ đồng của khách hàng ( trong đó chiếm đoạt của PVI là 121,8 tỷ, PVFI là 190 tỷ đồng và BaoVietbank-HCM là 89,7 tỷ đồng).

 Năm 2013 ông Lê Hồ Khôi, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Tràng An đã bị bắt vì có hành vi: chỉ đạo nhân viên dƣới quyền xác nhận khống các mã chứng khoán, hợp thức hồ sơ nhận uỷ thác đầu tƣ của khách hàng để vay rồi chiếm đoạt tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với số tiền là 17 tỷ đồng, đồng thời lừa gạt chiếm đoạt tiền cổ tức và cổ phiếu của trên 15.000 tài khoản của khách hàng cá nhân với tổng số tiền khoảng 200 tỷ đồng.

 Tháng 5/2012, một sếp chứng khoán khác là ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Liên Việt cũng bị bắt giam về hành vi lạm quyền, đồng ý cho thế chấp cổ phiếu OTC vào công ty gây thiệt hại tài chính hàng chục tỉ đồng

từ phía những ngƣời dựa vào vị trí, công việc của mình để lợi dụng, kiếm lợi bất chính, bất chấp đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.

Bên cạnh những sai phạm từ những ngƣời lãnh đạo thì còn có các sai phạm từ những nhân viên môi giới thiếu đạo đức nghề nghiệp, tự ý chuyển tải sản của khách hàng thành tài sản của mình cụ thể nhƣ;

 Trần Quốc Trung (nguyên nhân viên môi giới Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hƣng) lập và giả chữ ký của chủ tài khoản trên các phiếu lệnh bán chứng khoán, nhiều lần đặt lệnh bán cổ phiếu có trong tài khoản của các cá nhân. Sau khi bán đƣợc cổ phiếu trong tài khoản có tiền, Trung ký giả giấy xác nhận rút tiền, chuyển khoản nội bộ sang các tài khoản mà Trung đƣợc ủy quyền giao dịch, sau đó rút ra chiếm đoạt hơn 3,6 tỷ đồng.

 Ngoài Trần Quốc Trung thì Công an TP HCM đã thụ lý nhiều vụ lừa đảo trong lĩnh vực chứng khoán với hàng loạt thủ đoạn hết sức tinh vi. Điển hình nhƣ vào tháng 10/2012 Phan Thiên Hậu (ngụ P.21, Q.Bình Thạnh), nguyên Trƣởng phòng Môi giới Công ty cổ phần Chứng khoán Viễn Đông (trụ sở tại Q. 3) đã thực hiện các chiêu thức bán khống chứng khoán số lƣợng lớn, thu lợi hàng tỉ đồng chỉ trong một thời gian ngắn.

 Thông qua kinh nghiệm phát triển của Công ty chứng khoán Sài Gòn và các sai phạm tại các công ty chứng khoán khác đã giúp cho SHS có đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho SHS tự hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng kinh doanh phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhƣ sau:

 Đối với ban lãnh đạo SHS tự nhận thức để ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phát triển công ty tốt hơn, đừng vì những nhu cầu cá nhân mà sử dụng quyền hạn của mình vào những việc làm sai trái gây tổn thất cho chính công ty và cả khách hàng.

 Đối với các cán bộ nhân viên công ty, thì ban giám đốc thƣờng xuyên kiểm tra nhắc nhở nhân viên phải tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng khách hàng, mở những lớp tào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao đạo đức nhề nghiệp. Bên cạnh đó mỗi nhân viên SHS cũng tự rút ra bài học cho mình là phải đặt

lợi ích của khách hàng của công ty lên trên hết, đừng vì lòng tham mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cho công ty, cho khách hàng và cho chính bản thân mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kết thúc chƣơng 1, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về CTCK, qua đó ta hiểu đƣợc vai trò chức năng, cũng nhƣ các nghiệp vụ chủ yếu của một CTCK. Cũng trong chƣơng này, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của một CTCK. Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của bất cứ CTCK nào đang hoạt động trên thị trƣờng, đồng thời cũng là cơ sở nền tảng để luận văn phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN

SÀI GÒN – HÀ NỘI

Chƣơng 2 luận văn giới thiệu sơ lƣợc về SHS, về thực trạng nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của SHS. Trên cơ sở các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của CTCK đƣợc trình bày trong chƣơng 1, trong chƣơng này, luận văn đã sử dụng công cụ Google Drive để thực hiện khảo sát đối với các khách hàng của SHS để đánh giá đƣợc những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của SHS, bao gồm các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)