2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH
2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Yếu tố tổ chức quản lý của ban lãnh đạo SHS vẫn còn yếu kém, nhiều thiếu sót nhƣ:
- Ban lãnh đạo chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc nên chƣa nhìn thấy đƣợc tiềm năng của thị trƣờng ở khu vực miền Tây Nam Bộ.
- Chƣa có công bằng trong việc đánh giá khen thƣởng nhân viên giữa Hội sở và các chi nhánh. Nhân viên ngoài Hội sở thì đƣợc tham gia trực tiếp trong các buổi họp đánh giá khen thƣởng với các lãnh đạo công ty, còn nhân viên các chi nhánh thì không đƣợc tham dự mà chỉ nhận đƣợc kết quả đánh giá từ lãnh đạo. Bên cạnh đó các khóa đào tạo miễn phí nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thì thƣờng mở tại Hội sở, còn tại các chi nhánh thì không có. Các giải thƣởng giành cho nhân viện xuất sắc của công ty hàng năm thì toàn giành cho nhân viên ngoài Hội sở chƣa có bình chọn cho nhân viên ở các chi nhánh.
- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Hội Sở và chi nhánh trong việc xử lý giải chấp cho khách hàng vào lúc thị trƣờng lao dốc mạnh mẽ. Điển hình vụ bầu Kiên bị bắt vào tháng 8/2012 và mới nhất là vào tháng 5/2014 Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông đã làm cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam lao dốc mạnh mẽ dẫn đến nhiều tài khoản của khách hàng rơi vào diện giải chấp. Theo quy trình thì tại các chi nhánh SHS sẽ thông báo cho khách hàng là có phƣơng án xử lý trƣớc 14h chiều nếu quá 14h chiều mà không có phƣơng án gì bổ sung tài sản thì SHS sẽ tự động bán chứng khoán để thu nợ, thế nhƣng bộ phận Dịch vụ tài chính Hội Sở vào 11h30 xem xét không thấy khách hàng có biện pháp thì đầu giờ chiều đã tự động bán chứng khoán, điều này đã làm cho nhà đầu tƣ rất tức giận và từ bỏ SHS.
- Chƣa có quy trình thông báo trƣớc cho khách hàng trong những lần thay đổi chính sách mới. Điển hình là vụ thông tƣ 36/2014/TT-NHNN chính thức áp dụng vào ngày 1/02/2015 thì khi đó các tổ chức tín dụng sẽ hạn chế cung cấp nguồn vốn cho các CTCK. Trƣớc đó SHS vẫn thông báo với KH là thông tƣ 36/2014/TT-NHNN không hề ảnh hƣởng gì đến hoạt động giao dịch của KH và SHS cam kết có đủ nguồn vốn phục vụ tốt cho hoạt động margin. Tuy nhiên vào sáng ngày 2/02/2015 thì SHS thông báo là ngừng sử dụng sản phẩm hợp tác 3 bên giữa SHS-KH-SHB. Việc làm không báo trƣớc này làm cho KH rất tức giận vì chƣa có sự chuẩn bị kịp thời nên chỉ trong tháng 2/2015 mà SHS đã mất một lƣợng lớn KH Vip.
- Chính sách lãi suất, phí giao dịch, room cổ phiếu trong danh mục giao dịch ký quỹ tại SHS không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi, không báo trƣớc gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình giao dịch và làm mất niềm tin ở khách hàng đặc biệt là những khách hàng Vip. Chính vì vậy mà trong thời gian qua không ít các khách hàng lớn đã rời bỏ SHS chuyển qua giao dịch tại công ty chứng khoán khác nhƣ khách hàng tổ chức Công ty cổ phần Thành Thành Công, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
- Bộ phận Dịch vụ tài chính sợ trách nhiệm và rủi ro nên quá cứng nhắc trong việc xử lý tài sản khách hàng thiếu tiền mua trong ngày. Điển hình có những trƣờng hợp khách hàng lớn giao dịch mua trong ngày với số tiền là 3 tỷ đồng, do tình hình thị trƣờng hay thu xếp nguồn tiền không kịp nên khách hàng chỉ nộp hoặc bán khoảng 2,8 tỷ để thanh toán tiền mua trong ngày và tài sản của khách hàng vẫn còn hơn 5 tỷ. Tuy nhiên bộ phận Dịch vụ tài chính vẫn kiên quyết bắt khách hàng nộp hoặc bán đủ số tiền mua chứ không linh động cho khách thiếu T1 hay T2.
Nhân sự Phòng Đầu tƣ chƣa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thiếu sự nhạy bén trong phân tích nhận định thị trƣờng, không có nhiều mối quan hệ, thụ động ít đi trực tiếp đến các doanh nghiệp mình dự tính đầu tƣ.
Quy trình mở tài khoản cho khách hàng vẫn còn thiếu sót, hồ sơ thủ tục quá nhiều (ví dụ tại SHS-HCM khi có nhiều KH đến mở tài khoản thì cũng chỉ có
một nhân viên phụ trách mở trong khi đó các nhân viên Back khác không hỗ trợ dẫn đến thời gian mở lâu, hồ sơ thủ tục quá nhiều gây mất thời gian cho khách hàng).
Tại SHS chƣa có quy trình hoàn chỉnh cho việc mở tài khoản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và đội ngủ nhân viên am hiểu thông thạo ngoại ngữ để phục vụ chăm sóc đối tƣợng khách hàng tổ chức, nƣớc ngoài còn hạn chế.
Do khoảng lỗ khủng vào năm 2011 hơn 381 tỷ nên ban lãnh đạo của SHS trong những năm qua chƣa có sự mạnh dạn trong công tác xây dựng, phê duyệt những sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng mà vẫn chủ trƣơng kiểm soát chặc chẻ và tiết kiệm chi phí tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm bù đắp một phần khoảng lỗ vào năm 2011.
Phòng Pháp chế SHS vẫn chƣa soạn thảo ra đƣợc một hợp đồng khung chuẩn cho sản phẩm hợp tác ba bên giữa SHS-SHB-Khách hàng SHS ( nhằm tránh làm phiền khách hàng khỏi phải ký khế ƣớc nhận nợ mỗi khi phát sinh giao dịch ) nhƣ các công ty chứng khoán khác đang làm nhƣ VND, MBS.
Tuy SHS đang sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của Hàn Quốc từ năm 2010 nhƣng đến nay hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin chƣa đƣợc nâng cấp tổng thể do vẫn còn tiết kiệm chi phí hoạt động.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của CTCK thì còn có một số nguyên nhân khách quan khác nhƣ
Những tin đồn thất thiệt trên thị trƣờng gây tâm lý hoang mang lo sợ cho
nhà đầu tƣ dẫn đến bán tháo cổ phiếu và làm TTCK sụt giảm nghiêm trọng. Điển hình là vụ tin đồn Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà vào tháng 6 năm 2013.
Yếu tố về chính trị nhƣ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ngày 01/05/2014 trên biển Đông đã làm cho nhà đầu tƣ lo lắng sẽ xảy ra chiến tranh nên đẩy mạnh bán ra cổ phiếu bằng mọi giá vì vậy đã làm cho VN-INDEX giảm sâu từ 578.9 điểm xuống còn 513.9 điểm hay vụ giá dầu giảm kỷ lục trong tháng 12/2014
động thái này đã kéo thị trƣờng chứng khoán toàn cầu đi xuống và chỉ số VN- INDEX cũng không nằm ngoại lệ giảm từ vùng 600 điểm xuống vùng 550 điểm.
Một nguyên nhân khác là khi Chính phủ ban hành những quy định chính sách mới cũng ảnh hƣởng đến TTCK, cụ thể là việc NHNN ban hành thông tƣ 36/2014/TT-NHNN chính thức áp dụng vào ngày 1/02/2015 về dài hạn thì thông tƣ này ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng của CTCK và chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, khi thông tin này đƣợc ban hành thì nhiều nhà đầu tƣ lại tỏ vẻ lo lắng sẽ thiếu hụt nguồn tiền đổ vào TTCK nên bán cổ phiếu ra và lƣợng vốn đầu tƣ vào cổ phiếu cũng giảm làm cho thị trƣờng lại lao dốc.
Chính những nguyên nhân trên đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các CTCK nói chung và SHS nói riêng.
Bên cạnh đó việc cạnh tranh hiện nay giữa các công ty chứng khoán với nhau ngày càng gay gắt khóc liệt. Chính vì vậy mà có một số công ty chứng khoán không ngần ngại làm mọi cách để thu hút khách hàng về giao dịch mặc dù những khách hàng này đang giao dịch tại công ty chứng khoán khác nhƣ CTCK A mua chuộc nhân viên tại CTCK B để họ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình giao dịch của những KH Vip hay của KH là tổ chức lớn. Và tại SHS cũng có nhiều trƣờng hợp nhƣ trên dẫn đến khách hàng lớn đã rời bỏ SHS sang giao dịch tại các công ty khác gây thiệt hại không nhỏ cho kết quả kinh doanh của SHS.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2, luận văn đã đề cập một cách khái quát về quá trình hình thành và phát triển của SHS. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích thực trạng hoạt động nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán tại SHS trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 đồng thời kết hợp với kết quả quả khảo sát 800 khách hàng cá nhân để có thể đánh giá đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, từ đó làm cơ sở cho tác giả đƣa ra các giải pháp và một số kiến nghị trong chƣơng 3 nhằm nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của SHS ngày càng tốt hơn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN - HÀ NỘI
Dựa trên thực trạng đƣợc trình bày ở chƣơng trên, trong chƣơng 3, luận văn trình bài những giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam nói chung và nâng cao chất lƣợng kinh doanh kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội nói riêng nhƣ: những giải pháp đối với SHS, kiến nghị đối với Chính phủ với UBCK Nhà nƣớc và với SHB.
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
3.1.1. Định hƣớng của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2015-2020
3.1.1.1 Định hƣớng phát triển
Trong giai đoạn 2015-2020, TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới đƣợc đặt ra nhƣ sau:
Một là, phát triển thị trƣờng chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trƣờng và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, tích cực hội nhập với thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tƣ phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tƣ sinh lời, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán đƣợc tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trƣờng, có sự quản lý, giám sát của Nhà nƣớc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trƣờng, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bƣớc tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trƣờng trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trƣờng.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tƣơng quan với việc phát triển thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trƣờng tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hƣớng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bƣớc thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trƣờng khác trong khu vực và trên thế giới.
3.1.1.2 Giải pháp
Để thúc đẩy TTCK phát triển theo những định hƣớng trên trong thời gian tới, UBCK đang tích cực triển khai các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới nhƣ
-Xây dựng các bộ chỉ số mới cho TTCK gồm chỉ số tổng hợp, chỉ số theo nhóm ngành, theo quy mô, chỉ số trái phiếu.
-Xây dựng các sản phẩm mới nhƣ Hợp đồng tƣơng lai chỉ số (Index Futures), Hợp đồng tƣơng lai trái phiếu (Bond Futures); Chứng quyền (Covered Warrants), một vài sản phẩm phòng ngừa rủi ro (hedging) đối với trái phiếu.
-Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và gắn niêm yết các DNNN lớn.
-Sớm triển khai đề án phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh (TTCKPS) bao gồm cơ sở pháp lý và hạ tầng công nghệ.
-Triển khai thành lập công ty định mức tín nhiệm nhằm tăng tính minh bạch và thúc đẩy thị trƣờng trái phiếu phát triển.
Thứ hai, tiếp tục tích cực tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để phát triển hoạt động của các tổ chức này ngày càng chuyên nghiệp hơn, từng bƣớc theo các thông lệ quốc tế và tăng cƣờng tiềm lực tài chính.
Thứ ba, phát triển nhà đầu tƣ tổ chức và cơ chế bảo vệ nhà đầu tƣ
-Tiếp tục khuyến khích phát triển các nhà đầu tƣ tổ chức thông qua cơ chế về thuế, phí.
-Nghiên cứu nâng hạng TTCK Việt Nam từ vị trí thị trƣờng sơ khai (Frontier) lên thị trƣờng mới nổi (Emerging) trong bảng MSCI.
-Mở rộng cơ hội đầu tƣ vào doanh nghiệp niêm yết đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
-Triển khai xây dựng quy định thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp phá sản các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Thứ tư, triển khai đề án hợp nhất hai SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh; triển khai phát triển hệ thống công nghệ chung cho toàn bộ TTCK Việt Nam.
Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.
3.1.2. Định hƣớng của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội
Là một công ty chứng khoán ra đời muộn hơn so với các công ty chứng khoán lớn khác trên thị trƣờng nhƣ: SSI, HCM, BVS, VCBS, BSC… qua đó SHS thừa kế đƣợc những kinh nghiệm của các công ty đi trƣớc và để có thể tồn tại cạnh tranh lại với các công ty lớn nên SHS đã lên kế hoạch về định hƣớng hoạt động khá bài bản cho mình. Sau đây là định hƣớng của SHS trong thời gian tới.
3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu
Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế quy trình hoạt động
Chú trọng công tác nghiên cứu và triển khai trƣơng trình về marketing đặc biệt trong lĩnh vực triển khai sản phẩm mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng, thâm nhập đƣợc thị trƣờng, khai thác đƣợc các nhu cầu tiềm ẩn nhƣng cũng đảm bảo đƣợc hiệu quả trong hoạt động của từng hoạt động.
Nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ và đẩy mạnh công tác phân tích và tƣ vấn đầu tƣ.
Tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu để nâng cao kiến thức cho các bộ phận nhân viên đặc biệt các nội dung về phân tích cơ bản và kỹ thuật.
Khảo sát, thăm dò lựa chọn và xúc tiến mua các phần mềm hỗ trợ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, định giá công ty và quản lý danh mục đầu tƣ nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công ty
Tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển trung và dài hạn
SHS phấn đấu trở thành một trong các công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tƣ, từng bƣớc hƣớng ra thị trƣờng