Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 65 - 67)

2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của CTCK thì còn có một số nguyên nhân khách quan khác nhƣ

 Những tin đồn thất thiệt trên thị trƣờng gây tâm lý hoang mang lo sợ cho

nhà đầu tƣ dẫn đến bán tháo cổ phiếu và làm TTCK sụt giảm nghiêm trọng. Điển hình là vụ tin đồn Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà vào tháng 6 năm 2013.

 Yếu tố về chính trị nhƣ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ngày 01/05/2014 trên biển Đông đã làm cho nhà đầu tƣ lo lắng sẽ xảy ra chiến tranh nên đẩy mạnh bán ra cổ phiếu bằng mọi giá vì vậy đã làm cho VN-INDEX giảm sâu từ 578.9 điểm xuống còn 513.9 điểm hay vụ giá dầu giảm kỷ lục trong tháng 12/2014

động thái này đã kéo thị trƣờng chứng khoán toàn cầu đi xuống và chỉ số VN- INDEX cũng không nằm ngoại lệ giảm từ vùng 600 điểm xuống vùng 550 điểm.

 Một nguyên nhân khác là khi Chính phủ ban hành những quy định chính sách mới cũng ảnh hƣởng đến TTCK, cụ thể là việc NHNN ban hành thông tƣ 36/2014/TT-NHNN chính thức áp dụng vào ngày 1/02/2015 về dài hạn thì thông tƣ này ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng của CTCK và chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, khi thông tin này đƣợc ban hành thì nhiều nhà đầu tƣ lại tỏ vẻ lo lắng sẽ thiếu hụt nguồn tiền đổ vào TTCK nên bán cổ phiếu ra và lƣợng vốn đầu tƣ vào cổ phiếu cũng giảm làm cho thị trƣờng lại lao dốc.

 Chính những nguyên nhân trên đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các CTCK nói chung và SHS nói riêng.

Bên cạnh đó việc cạnh tranh hiện nay giữa các công ty chứng khoán với nhau ngày càng gay gắt khóc liệt. Chính vì vậy mà có một số công ty chứng khoán không ngần ngại làm mọi cách để thu hút khách hàng về giao dịch mặc dù những khách hàng này đang giao dịch tại công ty chứng khoán khác nhƣ CTCK A mua chuộc nhân viên tại CTCK B để họ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình giao dịch của những KH Vip hay của KH là tổ chức lớn. Và tại SHS cũng có nhiều trƣờng hợp nhƣ trên dẫn đến khách hàng lớn đã rời bỏ SHS sang giao dịch tại các công ty khác gây thiệt hại không nhỏ cho kết quả kinh doanh của SHS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã đề cập một cách khái quát về quá trình hình thành và phát triển của SHS. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích thực trạng hoạt động nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán tại SHS trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 đồng thời kết hợp với kết quả quả khảo sát 800 khách hàng cá nhân để có thể đánh giá đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, từ đó làm cơ sở cho tác giả đƣa ra các giải pháp và một số kiến nghị trong chƣơng 3 nhằm nâng cao chất lƣợng kinh doanh chứng khoán của SHS ngày càng tốt hơn.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN - HÀ NỘI

Dựa trên thực trạng đƣợc trình bày ở chƣơng trên, trong chƣơng 3, luận văn trình bài những giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam nói chung và nâng cao chất lƣợng kinh doanh kinh doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội nói riêng nhƣ: những giải pháp đối với SHS, kiến nghị đối với Chính phủ với UBCK Nhà nƣớc và với SHB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)