THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 44)

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI 2.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán.

Tại các công ty chứng khoán thì môi giới là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là hoạt động chủ đạo và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho công ty. Cũng nhƣ hầu hết các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội đã định hƣớng kinh doanh ngay từ ngày đầu thành lập là hƣớng tới cung cấp dịch vụ môi giới bán lẻ. Trên cơ sở đó, SHS đã từng bƣớc trang bị cho mình nền tảng vững chắc với đội ngủ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, hệ thống công nghệ hiện đại, cung cấp những gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Đến cuối năm 2014, SHS đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu và uy tín của mình trong mảng khách hàng cá nhân trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với hơn 11.162 tài khoản

0% 011%

089%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông SHS tại ngày 31/12/2014

CĐ nhà nƣớc CĐ nƣớc ngoài CĐ khác

khách hàng cá nhân trên cả nƣớc.

(Nguồn: BCTC của SHS qua các năm 2011-2014)

Biểu đồ 2.2 cho thấy doanh thu hoạt động môi giới của SHS đã tăng đáng kể qua các năm. Trong năm 2011 doanh thu chỉ có 8.3 tỷ đồng thì đến năm 2012 phí môi giới tăng 2.5 lần so với năm 2011 (đạt 21.5 tỷ đồng). Thị phần môi giới đến cuối năm 2012 tăng hơn 2 lần trên cả hai sàn giao dịch so với thời điểm cuối năm 2011. Tại sàn HSX là 1,16% (tăng 215%), còn tại HNX là 3,12% tăng 216% . Kết quả đạt đƣợc nhƣ vậy là do trong năm 2012 SHS phát triển mạnh việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tổ chức và triển khai hiệu quả mạng lƣới cộng tác viên. Một số sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến giao dịch ký quỹ, hợp vốn và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính đã đƣợc triển khai.

Đến năm 2013 doanh thu môi giới SHS đạt đƣợc 25 tỷ tăng 3.5 tỷ so với năm 2012 tƣơng ứng là 16,27% và lọt vào top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất tại sàn HNX. Đạt đƣợc kết quả nhƣ thế là do trong năm 2013 SHS tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách hàng, tiếp tục cải tiến cơ chế lƣơng khoán để tăng cƣờng khuyến khích sự phấn đấu trong tập thể CBNV, động viên kịp thời tới ngƣời lao động có đóng góp tích cực, tăng khả năng thu hút nhân sự giỏi về

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 8,3

21,5 25

95

Biểu đồ 2.2: Doanh thu môi giới qua các năm

làm tại SHS. Để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ, năng động, ƣa thích công nghệ SHS đã triển khai ứng dụng giao dịch trực tuyến SHMobile trên điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ngoài ra phòng phân tích của SHS kết hợp với Trung tâm kinh doanh thƣờng xuyên cập nhật tin tức thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để gửi đến khách hàng các báo cáo phân tích ngành, báo cáo phân tích công ty, báo cáo nhận định thị trƣờng giúp khách hàng đầu tƣ hiệu quả hơn.

Năm 2014, nền kinh tế Việt Nam bƣớc vào giai đoạn ổn định và phục hồi tích cực thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: khu vực sản xuất tiếp tục mở rộng, mặt bằng lãi suất đƣợc NHNN điều chỉnh giảm, từ đó góp phần duy trì dòng vốn giá rẻ chảy vào thị trƣờng, lạm phát và tỷ giá đƣợc kiểm soát tốt và nền kinh tế thế giới tiếp tục phát đi tín hiệu phục hồi nhƣ Mỹ thoát dần ra khỏi vùng rủi ro. Đây là điều kiện nền tảng thuận lợi để thị trƣờng chứng khoán Việt nam thu hút dòng vốn ngoại cũng nhƣ hấp dẫn đƣợc dòng vốn nội trong thời gian này. Bên cạnh đó các chế tài phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng thắt chặt đã giúp cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bƣớc vào giai đoạn phục hồi và tiến tới ổn định. Thanh khoản của thị trƣờng đạt mức kỷ lục từ trƣớc đến nay, tăng trƣởng mạnh 225% so với năm 2013 và đạt trung bình 2,918 tỷ đồng/phiên. Tất cả những điều thuận lợi trên cùng với việc SHS tiếp tục cải tiến về nhân sự, gia tăng tỷ lệ cho vay ký quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn đã giúp cho doanh thu hoạt động môi giới năm 2014 là 95 tỷ đồng tăng 3.8 lần so với năm 2013. Bên cạnh đó mảng hoạt động môi giới của SHS đã có nhiều chuyển biến tích cực khi từ vị trí thứ 10 tại HNX cuối năm 2013 đã vƣơn lên đứng đầu thị phần tại sàn này trong quý 4 và xếp thứ 6 về thị phần tại sàn HOSE.

(Nguồn: Vietstock.vn) [1] (Nguồn: hnx.vn)[2]

2.2.2. Hoạt động tƣ vấn chứng khoán

(Nguồn: BCTC của SHS qua các năm 2011-2014)

Ngoài nghiệp vụ môi giới ra SHS vẫn hết sức chú trọng các hoạt động dịch vụ tƣ vấn, coi đây là mục tiêu chiến lƣợc lâu dài và căn bản. Doanh thu từ hoạt động này chƣa tạo thế mạnh cho SHS và vẫn còn thấp, trong năm 2011 là 3.38 tỷ đồng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do trong năm SHS đã tuyển chọn thêm những chuyên

0 10 20 30 40 50 60

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 3,38 2,6

7,2

53,2

Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ hoạt động tƣ vấn

Tỷ đồng 012% 011% 008% 006% 005% 005% 005% 004% 004%004% Biểu đồ 2.3: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán sàn HSX

quý IV/2014 SSI 11.96% HSC 10.56% VCSC 7.91% VNDS 5.71% ACBS 4.83% SHS 4.78% MBS 4.58% BVSC 4.29 FPTS 3.89% MBKE 3.56% 008% 008% 007% 006% 006% 005% 004% 004% 004%004% Biểu đồ 2.4: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán sàn HNX

quý IV/2014 SHS 8.41% SSI 7.56% HSC 6.69% BVS 6.23% VND 6.06% MBS 5.2% BSC 4.40% VCSC 4.22% FPTS 4.08% ACBS 4.07%

viên giỏi học tập trong nƣớc và nƣớc ngoài, thành lập Ban phát triển hoạt động M&A, xây dựng quy trình M&A trực tiếp tiếp cận các doanh nghiệp. Sang năm 2012 doanh thu hoạt động tƣ vấn chỉ đạt đƣợc 2.6 tỷ đồng. Nguyên nhân do tình hình thị trƣờng chứng khoán Việt Nam không thuận lợi, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả của các năm trƣớc để lại nên có quá ít doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ tƣ vấn. Trong năm 2013 nhờ nhận định đúng tình hình và nổ lực trong công tác tìm kiếm khách hàng nên hoạt động của toàn công ty đạt 7.2 tỷ đồng tăng 2.76 lần so với năm 2012 và vƣợt 65.6% kế hoạch năm.

Sang năm 2014, nhờ có sự quan tâm hỗ trợ từ HĐQT nên SHS đã thực hiện tƣ vấn nhiều đợt đấu giá, chào bán cổ phiếu ra công chúng, thực hiện thoái vốn cho Tập đoàn Cao su Việt nam và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, thu xếp vốn, M&A…đặc biệt là giành đƣợc các đợt IPO cho các Tổng Công ty lớn của Bộ Giao thông Vận tải nhƣ Cienco 1, Cienco 4, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long với tỷ lệ thành công đạt 100%. Kết thúc 2014, SHS đạt hơn 53.2 tỷ đồng doanh thu, cao gấp 7.3 lần so với cùng kỳ năm 2013. Với mức doanh thu này, SHS lọt vào top 5 CTCK có doanh thu tƣ vấn lớn nhất năm 2014. Đây là bƣớc tiến khá nhanh của SHS khi ở cùng kỳ, SHS thậm chí còn không nằm trong top 10.

Bảng 2.2 : Top 5 CTCK đứng đầu doanh thu tƣ vấn năm 2014

STT Công Ty DT tƣ vấn (Tỷ đồng) 1 TCBS 95.70 2 VCSC 89.87 3 VPBS 79.70 4 SHS 53.20 5 MBS 28.40 (Nguồn: Cafef.vn)[3]

2.2.3. Hoạt động tự doanh chứng khoán

(Nguồn: BCTC của SHS qua các năm 2011-2014)

Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh cũng là hoạt động đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Danh mục đầu tƣ của SHS bao gồm cả thị trƣờng niêm yết và thị trƣờng chƣa niêm yết. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, luôn năng động, nhạy bén với thị trƣờng, phòng đầu tƣ của công ty đã có đƣợc những chiến lƣợc đầu tƣ tăng trƣởng bám sóng thị trƣờng, lựa chọn cổ phiếu chặt chẽ ngay từ đầu và giải ngân trong các giai đoạn thị trƣờng tích lũy chặt chẽ nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại.

Trong năm 2011 doanh thu mảng tự doanh chỉ mang về 81.7 tỷ đồng trong khi tổng chi phí cho hoạt động này trong năm là 255 tỷ đồng, dẫn đến khoảng lỗ hơn 173.3 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ chủ yếu là do bộ phận đầu tƣ nhìn nhận sai thị trƣờng vì nghĩ rằng VNINDEX sẽ phục hồi mạnh vào những tháng cuối năm; chƣa đi thực tế và nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp mà SHS đang bỏ vốn đầu tƣ nhƣ: IDI, CIC8, NTB. Chỉ riêng CIC8 thì SHS bỏ vốn đầu tƣ là hơn 80 tỷ đồng nhƣng trong khi đó CIC8 là công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản và giai đoạn này thì thị trƣờng bất động sản đang lao dốc mạnh mẽ dẫn tới CIC8 làm ăn thua lỗ nặng nề nên khoản đầu tƣ vào cổ phiếu CIC8 của SHS gần nhƣ mất trắng.

0 50 100 150 200 250 300

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 81,7

273,3

50,8

168,44

Biểu đồ 2.6: Doanh thu từ hoạt động tự doanh

Sang năm 2012 doanh thu này đạt đƣợc 273.3 tỷ đồng gấp 3.3 lần so với năm 2011. Nguyên nhân do SHS tập trung chủ yếu ở cổ phiếu của ngân hàng có liên quan SHB với 203 tỷ đồng, cổ phiếu MBB với 51.8 tỷ đồng và cổ phiếu VRC với 43.7 tỷ đồng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy do trong năm SHS đã tích cực tái cơ cấu danh mục đầu tƣ, thoái vốn tại một số cổ phiếu niêm yết và chƣa niêm yết. Đối với các doanh nghiệp SHS nắm giữ giá trị lớn và chƣa thể thoái vốn do không có thanh khoản (nhƣ cổ phiếu VRC) và chƣa tìm đƣợc đối tác mua lại thì công ty thƣờng xuyên chủ động cập nhật, nắm bắt các thông tin cố gắng tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục tích cực tìm cơ hội thoái vốn hoặc liên kết với các đối tác để đảm bảo quyền lợi của SHS tại các doanh nghiệp.

Năm 2013 do tình hình thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn còn khó khăn nên mảng tự doanh của SHS chỉ mang về doanh thu 50.8 tỷ đồng giảm rất nhiều so với năm 2012. Trong đó đầu tƣ ngắn hạn hơn 400 tỷ đồng, chủ yếu đầu tƣ vào chứng khoán niêm yết với hơn 348 tỷ đồng và đầu tƣ khác là 52 tỷ đồng.

Theo BCTC năm 2014, tổng giá trị đầu tƣ tài chính ngắn hạn của SHS cuối năm đã tăng đáng kể so với đầu năm, lên mức hơn 689.7 tỷ đồng, trong đó với hơn 35.6 triệu cổ phiếu đã niêm yết trên sàn, điều này cho thấy SHS đang thực sự mạnh tay trong các thƣơng vụ đầu tƣ cổ phiếu trên sàn. Chính điều này góp phần làm cho doanh thu tự doanh năm 2014 đạt kết quả khả quan là 168.44 tỷ đồng chiếm trên 40% tổng doanh thu, tăng gấp 3.3 lần so với năm 2013 và lọt vào top 5 CTCK có doanh thu tự doanh lớn nhất năm 2014.

Bảng 2.3 : Top 5 CTCK có doanh thu tự doanh lớn nhất năm 2014

STT Công ty Doanh thu ( Tỷ đồng)

2013 2014 +/-(%) 1 SSI 196.30 771.50 293.00 2 HSC 152.90 194.40 27.14 3 SHS 50.80 168.44 231.57 4 VCBS 93.70 166.30 77.48 5 BSC 73.20 150.30 105.32 (Nguồn: cafef.vn)[4]

2.2.4. Hoạt động kinh doanh khác

(Nguồn: BCTC của SHS qua các năm 2011-2014)

Bên cạnh nguồn thu chính từ hoạt động môi giới, tự doanh và tƣ vấn thì nguồn doanh thu từ hoạt động khác cũng góp phần lớn làm nên tổng doanh thu của công ty. Năm 2011 – 2014, nguồn doanh thu khác chủ yếu đến từ hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ nhƣ thu tiền lãi vay, thu phí ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, thu phí cho vay cầm cố chứng khoán của các công ty nhƣ: CTCP Đầu tƣ và Phát triển Đa Quốc Gia, CTCP Đầu tƣ và Phát triển Nhà Đà Nẵng, CTCP Đầu tƣ và Xây dựng số 8 và thu từ việc quản lý sổ cổ đông của :Tổng Công Ty Sông Hồng, CTCP miền Đông, CTCP Bọc ống Dầu Khí Việt Nam…

2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG

KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI 2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chứng khoán

Kết thúc năm 2011, SHS lỗ hơn 381.4 tỷ đồng và không đạt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra. Nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ khủng một phần là do tổng doanh thu chỉ đạt đƣợc 225.9 tỷ đồng trong khi tổng chi phí hoạt động quá cao 607.24 tỷ đồng và hoạt động đầu tƣ lỗ 173.22 tỷ đồng.

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 132,58

68,7

46

78,8

Biểu đồ 2.7: Doanh thu khác

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHS qua các năm 2011-2014 Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng doanh thu 225.90 365.88 134.98 399.77

Tổng chi phí 607.24 335.09 123.36 277.73

Lợi nhuận sau thuế -381.46 30.79 11.62 122.04

(Nguồn: BCTC các năm 2011-2014)

Sang năm 2012, SHS đạt đƣợc lợi nhuận sau thuế là 30.79 tỷ đồng. Có đƣợc kết quả trên là do sự chỉ đạo, điều hành sát sao của HĐQT, BTGĐ và sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, SHS cũng tập trung khai thác lợi thế vốn có, tiết giảm chi phí một cách hợp lý và quản trị rủi ro hiệu quả.

Năm 2013, hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung và SHS nói riêng tiếp tục diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế không thuận lợi. Rất nhiều công ty chứng khoán thua lỗ, rút bớt nghiệp vụ hoặc giải thể. Tuy nhiên, SHS vẫn tiếp tục có lãi dù kết quả chƣa cao. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 của công ty là 11,6 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 21,4% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Nguyên nhân là do hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty không hoàn thành kế hoạch đề ra, tỷ trọng nợ xấu và các khoản đầu tƣ hiệu quả thấp từ những năm trƣớc để lại còn nhiều, đội ngũ nhân sự chƣa đồng đều, chƣa ổn định và cần tiếp tục nâng cao hơn nữa về chất lƣợng để đáp ứng với tình hình thị trƣờng khó khăn và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Năm 2014 nhờ có các con sóng lớn cùng sự sôi động về thanh khoản thị trƣờng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 đã giúp nhiều công ty chứng khoán đạt đƣợc kết quả kinh doanh khả quan trong đó SHS đạt đƣợc tổng doanh thu gần 400 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2013 và lọt vào top 10 CTCK có doanh thu cao nhất năm 2014.

( Nguồn: Cafef.vn) [5]

Xét về lợi nhuận sau thuế SHS đạt đƣợc 122 tỷ đồng gấp 10.5 lần so với năm 2013 tuy nhiên chỉ hoàn thành đƣợc khoảng 40% so với kế hoạch đề ra là 310 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trƣờng những tháng cuối năm diễn biến tiêu cực ngoài dự tính, xuất phát từ việc giá dầu thế giới lao dốc qua đó tác động tới giá các cổ phiếu dầu khí và thị trƣờng chung, cùng với ảnh hƣởng của thông tƣ

36/2014/TT-NHNN của NHNN… Chính điều này đã tác động không tốt tới kết quả hoạt động tự doanh và ảnh hƣởng tới kết quả chung của SHS trong năm.

2.3.2. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của SHS trong 3 năm 2012- 2014 lần lƣợt là 214.18% , 220.24% và 217.43% . Nhƣ vậy căn cứ theo TT 226/2010/TT-BTC (quy định về tỷ lệ an toàn tài chính có hiệu lực từ tháng 4/2011. Theo đó, các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dƣới 180% là vi phạm chỉ tiêu an toàn tài chính, đặc biệt nếu tỷ lệ vốn khả dụng dƣới 120% sẽ bị rơi vào tình trạng cảnh báo đặc biệt) thì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của SHS khá an toàn so với mức quy định.

1565 831 614

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)