Để thực hiện quản trị chất lƣợng tài sản của ngân hàng, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tƣơng quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Đồng thời đối với từng danh mục tài sản, trong đó đặc biệt là danh mục cho vay cần tuân thủ đúng các định hƣớng, quy định của nội bộ ngân hàng, NHNN trong từng thời kỳ. Trong đó cần quan tâm đến:
- Thứ nhất, cần phải cải tiến các quy trình và chính sách quản lý cho vay của các ngân hàng theo hƣớng tập trung trƣớc hết vào kiểm soát các yếu tố: Tƣ cách của ngƣời cho vay, ý định sử dụng tiền vay và khả năng sẵn sàng trả nợ của khách hàng, coi đó là những cơ sở đầu tiên cho việc ra quyết định cấp tín dụng, thế chấp chỉ nên đƣợc xem là nguồn trả nợ thứ hai.
- Thứ hai, các ngân hàng cần tiến hành phân quyền và quy trách nhiệm rõ ràng hơn trong việc phán quyết cho vay dựa trên các tiêu chuẩn cân đối chung về nguồn và sử dụng vốn của ngân hàng, các tiêu chuẩn về đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho toàn bộ danh mục các tài sản và nguồn vốn và tiêu chuẩn về tính hiệu quả. Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, cần thực thi triệt để quy tắc phán quyết tập thể trong việc ra quyết định tín dụng, nhất là đối với các khoản tín dụng lớn và các khoản cho vay các khách hàng đặc biệt.
- Thứ ba, để làm cho các kế hoạch thu hồi nợ vay sát đúng và việc hoàn trả tiền vay không gây áp lực khó khăn tài chính cho các khách hàng vay vốn thì các ngân hàng cần định hƣớng rõ về cơ cấu các loại cho vay sẽ đƣợc thực hiện, cần có những điều chỉnh thích hợp liên quan đến việc quy định thời gian cho vay và kế hoạch thu hồi nợ, chẳng hạn nhƣ: phát triển các phƣơng thức thuê tài chính, cho vay song song, đồng tài trợ vàc các kiểu cho vay có các khoản hoàn trả trong kỳ kiểu nhƣ cho vay trả góp… Đồng thời, các ngân hàng thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra toàn bộ việc thực hiện chính sách cho vay, phân loại các khoản dƣ nợ tín dụng hiện có; xem xét khả năng hoàn trả từ các nguồn bảo đảm và thế chấp để xác
định rủi ro hoàn trả; xác định việc thiết lập dự phòng rủi ro tín dụng cần thiết cho từng trƣờng hợp.
- Thứ tư, đối với danh mục chứng khoán, đầu tƣ góp vốn liên doanh liên kết cần thƣờng xuyên nắm bắt các thay đổi của thị trƣờng tài chính, các biến động về lãi suất, tỷ giá hoặc những thay đổi giá cả trên thị trƣờng. Gia tăng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, giảm vốn đầu tƣ và các loại tài sản tài chính nhiều rủi ro.