Danh mục cho vay chiếm đến tỷ trọng gần 70% tổng tài sản của BIDV và là khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thì nợ xấu ngân hàng có xu hƣớng tăng nhanh và BIDV không ngoại lệ. Định hƣớng của NHNN yêu cầu các NHTM kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không vƣợt 3%, tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ này đã vƣợt nhiều lần, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng.
Định hƣớng của BIDV là đến 2015 phải đƣa tỷ lệ nợ xấu về dƣới 2.5%, để thực hiện đƣợc mục tiêu này thì phải có sự nỗ lực rất lớn từ cấp độ Hội đồng quản trị đến chi nhánh. Một mặt vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, mặt khác cải thiện tình hình tài chính, từng bƣớc giảm dần nợ xấu đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong hệ thống NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động tín dụng của BIDV vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:
Chỉ tính riêng 2 năm 2011, 2012, nợ xấu của BIDV đã tăng ròng 2.376 tỷ đồng, đó là chƣa tính đến các khoản nợ có nguy cơ chuyển nhóm cao hơn, cho thấy mức độ tác động lớn của suy thoái kinh tế đến hoạt động tín dụng. Một nguyên nhân khác là do sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản, khiến nợ xấu tăng cao trong lĩnh vực này, ảnh hƣởng sự tăng trƣởng dƣ nợ cho các khách hàng tốt vì hầu hết tài sản bảo đảm là bất động sản.
Một nguyên nhân khác đến từ nội bộ ngân hàng đó là việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn mang nhiều yếu tố định tính; khả năng đánh giá giá trị tài sản đảm bảo chƣa cao; công tác kiểm toán nội bộ chƣa chặt chẽ; phân quyền phán quyết lớn cho các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn cao; chƣa phát huy hết vai trò của cảnh báo rủi ro từ bộ phận quản trị rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp. Do đó để từng bƣớc kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng, bảo đảm đƣợc kế hoạch theo định hƣớng, BIDV cần thực hiện:
- Hoàn thiện chính sách khách hàng: xây dựng một chính sách tín dụng là việc quy định cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng để đảm bảo lợi nhuận hạn chế rủi ro. Chính sách cho tín dụng phải đúc kết đƣợc từ những bài học kinh nghiệm từ thực tế và phải bao quát đƣợc tất cả các mặt của hoạt động tín dụng nhƣ chính sách về khách hàng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách về giá.
- Thiết lập hạn mức tín dụng tối đa: việc xác lập hạn mức tín dụng tối đa giúp BIDV kiểm soát đƣợc giới hạn tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan và các chi nhánh trong hệ thống. Công tác xây dựng hạn mức cần đƣợc đánh giá định kỳ hàng năm và đƣợc thay đổi theo từng mục tiêu cụ thể. Mục đích để kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng và nhóm các khách hàng liên quan. Đồng thời đảm bảo rằng danh mục tín dụng đƣợc đa dạng hoá một cách hợp lý xét về khía cạnh danh mục mục tiêu theo từng ngành nghề,
từng khu vực kinh tế, vị trí địa lý và từng loại sản phẩm. Ngoài ra đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc. Thiết lập hạn mức cần đi đôi với phân quyền phán quyết tín dụng cho các cấp điều hành, từ hội đồng tín dụng trung ƣơng đến các cấp điều hành thấp hơn.
- Tăng cường giám sát sau cho vay: khi tiến hành cho vay, khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Trong đó theo dõi dòng tiền là yếu tố quan trọng trong kiểm soát sau cho vay, nó chứng minh đƣợc khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không, mặt khác giúp cho ngân hàng nắm đƣợc hoạt động của khách hàng, bảo đảm rằng khách hàng vay vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đồng thời giúp BIDV tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Công tác giám sát sau cho vay còn hỗ trợ cho BIDV tránh đƣợc hiện tƣợng tập trung tín dụng, kiểm soát đƣợc dƣ nợ tập trung vào một đối tƣợng ngành nghề so với định hƣớng ban đầu của HĐQT. Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản vay đều có những đặc điểm rủi ro tƣơng tự nhau. Mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng đƣợc tập trung. Gia tăng rủi ro nợ xấu và nợ khó đòi cho ngân hàng.
- Tăng cường xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng: đây là khâu khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng trong điều kiện hiện nay khi ngày càng nhiều các khách hàng chây ỳ trả nợ, không phối hợp với xử lý tài sản, gây tốn kém chi phí, nhân lực và thời gian. Chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng đều đuợc BIDV phân giao kế hoạch cho chi nhánh hàng năm. Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều trở ngại do phần lớn các khoản nợ ngoại bảng khách hàng đều ngừng hoạt động. Vì vậy công tác xử lý nợ xấu cần kết hợp với công tác dự báo tín dụng để việc xử lý nợ đƣợc thực hiện ngay khi khoản nợ có dấu hiệu chuyển nhóm (từ nhóm 2 xuống nhóm 3). Đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp khởi kiện khách hàng, phát mãi tài sản, xử lý từ
quỹ dự phòng rủi ro … để bảo đảm việc xử lý có kết quả và giảm dần nợ xấu trong thời gian tới.