Bên cạnh việc đánh giá về cơ cấu tài sản có của ngân hàng, một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lƣợng hoạt động thực sự hay mức độ tăng trƣởng của ngân hàng là chất lƣợng tài sản có.
Theo nhƣ hoạt động thực tế của BIDV thì chất lƣợng tài sản có đƣợc đánh giá chủ yếu qua chất lƣợng hoạt động tín dụng mà cụ thể là xem xét đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay. Dƣ nợ cho vay khách hàng năm 2012 đạt 334.009 tỷ, tăng trƣởng 15,9%, là mức tăng trƣởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng nhƣ điều kiện môi trƣờng kinh doanh. Tăng trƣởng tín dụng đƣợc kiểm soát gắn với chất lƣợng tín dụng, đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ƣu tiên, các công trình trọng điểm quốc gia cũng nhƣ hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ:
- Cho vay các lĩnh vực ƣu tiên đều có mức tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng chung của hệ thống (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41,4%; cho vay tài trợ xuất khẩu 36,5%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 31,9%; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 108,3%). Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm soát cho vay lĩnh vực không khuyến khích.
- Triển khai các chƣơng trình tín dụng trọng điểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong đó nổi bật là các chƣơng trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu theo ngành đƣợc triển khai có chọn lọc, tập trung ở các ngành hàng chủ lực.
- Thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN trong đó đặc biệt phải kể đến sản phẩm tài trợ liên kết 4
nhà giữa BIDV với các Chủ đầu tƣ - nhà thầu - nhà cung cấp vật liệu xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản.
Cơ cấu dƣ nợ của BIDV trong giai đoạn 2008-2012 nhƣ sau:
Bảng 2.8: Cơ cấu nhóm nợ của BIDV năm 2008 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Nợ đủ tiêu chuẩn 120,538 76.8% 161,714 80.5% 202,574 85.4% 233,766 85.2% 273,615 87.1% Nợ cần chú ý 30,533 19.5% 33,132 16.5% 28,083 11.8% 32,415 11.8% 31,383 10.0% Nợ dƣới TC 3,880 2.5% 3,949 2.0% 3,598 1.5% 5,244 1.9% 5,857 1.9% Nợ nghi ngờ 782 0.5% 919 0.5% 819 0.3% 420 0.2% 825 0.3% Nợ có khả năng mất vốn 1,137 0.7% 1,285 0.6% 2,008 0.8% 2,458 0.9% 2,479 0.8% Tổng 156,870 100% 200,999 100% 237,082 100% 274,304 100% 314,159 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]
Trƣớc sự biến động không ngừng của nền kinh tế và các chính sách điều chỉnh của Chính Phủ, NHNN, BIDV đã xác định mục tiêu tăng trƣởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại nợ theo chiến lƣợc của HĐQT để ra, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhƣng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả, giữ vững thị phần và đặc biệt là kiểm soát đƣợc gia tăng nợ xấu.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nhóm nợ của BIDV năm 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]
Quan 4 năm, dƣ nợ đủ tiêu chuẩn của BIDV năm 2012 tăng mạnh hơn 153.000 tỷ đồng so với năm 2008 (gấp 2.3 lần), gần bằng với số gia tăng của tổng dƣ nợ (157.289 tỷ đồng). Qua đó thấy đƣợc định hƣớng tăng trƣởng dƣ nợ của BIDV chủ yếu là tăng trƣởng chủ yếu tập trung vào các khách hàng tốt, có nguồn thu nợ đảm bảo, hạn chế tối đa việc mất vốn của ngân hàng. Tổng dƣ nợ xấu trong năm 2012 là 9.161 tỷ đồng (tăng 1.038 tỷ so với năm 2011, tăng 12.7%), chủ yếu do tăng từ dƣ nợ của doanh nghiệp. Trong thời gian sắp tới dự kiến BIDV sẽ thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, tái cơ cấu từng bƣớc phục hồi các doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh khả thi nhằm giảm bớt nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 là 2.9%, BIDV đã giảm đƣợc tỷ lệ nợ xấu từ 3.7% năm 2008 xuống mức thấp hơn 3% tổng dƣ nợ theo quy định của NHNN.
Để phòng ngữa rủi ro cho các khoản nợ xấu, lũy kế đến năm 2012, số tiền trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ cho vay của BIDV đạt 5.915 tỷ đồng và tăng so với năm 2011 là 0.97%, tăng so với năm 2008 là 1.803 tỷ đồng. Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi năm 2012 dƣ nợ của ngân hàng tăng mạnh so với những năm trƣớc và đi đôi với nguy cơ rủi ro cao hơn. Ngân hàng cần phải có dự trữ thích hợp để có thể đối phó đƣợc với những rủi ro xuất phát từ hoạt động cho vay. Đây
sẽ là tiền đề cho ngân hàng có thể mở rộng hoạt động đầu tƣ tín dụng trong thời gian tới.