Quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)

Trong quá trình hoạt động, rủi ro có thể xảy đến cho BIDV là không thể đáp ứng đáp ứng nhu cầu về lƣu chuyển tiền tệ khi tới hạn hoặc nhu cầu đột xuất của khách hàng. Lý do chủ yếu là ngân hàng phải thực hiện theo các cam kết đã ký đối vơi các khoản vay ngân hàng phải giảm các tài sản khác để bổ sung và khách hàng tiền tửi có nhu cầu rút tiền vay.

Để tránh những rủi ro này, BIDV cần chủ động tính toán dữ trữ ở mức thích hợp dƣới dạng tiền, tài khoản vãng lai ở các ngân hàng khác, các khoản tiền gửi qua đêm, tài khoản dự trữ bắt buộc tại NHNN và các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Mặc dù việc dự trữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao giúp ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản song BIDV phải bỏ qua chi phí cơ hội khi dữ trữ khoản mục ngân quỹ do khoản mục này đem lại ít lợi nhuận hơn so với những tài sản dài hạn và kém tính thanh khoản hơn.

Thực tế giai đoạn 2008-2012 khoản mục ngân quỹ bình quân qua các năm của BIDV chiếm đến 17.6% tổng tài sản, số dƣ đến cuối năm 2012 là 78.098 tỷ đồng, tại BIDV chƣa xảy ra bất cứ trƣờng hợp từ chối nhu cầu rút tiền hợp pháp của khách hàng, ngoài ra còn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD khác, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống.

Bảng 3.1: Thống kê tiền gửi tại các TCTD năm 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Mục 2008 2009 2010 2011 2012

Ngân quỹ 46,574 49,701 70,521 69,516 78,098

- Tiền gửi tại TCTD,

cho các TCTD vay 29,620 40,197 57,789 57,580 54,317

Tỷ trọng 63.6% 80.9% 81.9% 82.8% 69.5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Lƣợng tiền mặt có tính lỏng cao nhất đƣợc duy trì khoảng 5% trong khoản mục ngân quỹ (số dƣ năm 2012 là 3.295 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN chiếm bình quân khoảng 16.3%, đáp ứng nhu cầu rút tiền hàng ngày của khách hàng trong hệ thống BIDV. Tuy nhiên BIDV duy trì tiền gửi, tiền cho các TCTD khác vay chiếm tỷ trọng, chiếm bình quân đến khoảng 76% khoản mục này. Do vẫn phải cân đối về lợi ích song trong bối cảnh các NHTM vẫn thƣờng xuyên chậm thanh toán trên thị trƣờng liên ngân hàng có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của BIDV.

Vì vậy cần xác định quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề quan trọng hàng đầu vì nó ảnh hƣởng đến công tác quản trị của tài sản có, quan tâm đến quản trị rủi ro thanh khoản giúp ngân hàng chống đỡ đƣợc khủng hoảng bất ngờ, tăng tính kết nối các khoản mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro hoạt động. Do đó trong thời gian tới BIDV cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đa dạng hóa nguồn tiền huy động: sự tập trung về nguồn vốn sẽ làm phát sinh rủi ro thanh khoản, ngân hàng cần thiết phải biết rõ về thành phần, đặc điểm về nguồn vốn của ngân hàng. Hiện nay 20 khách hàng lớn nhất của BIDV chiếm khoảng gần 40% nguồn tiền gửi, tập trung một số khách hàng nhƣ BHXH, Tập đoàn Viettel, Tập Đoàn điện lực, Công ty cho thuê máy bay VALC, Bộ tài chính, Tập đoàn HAGL …. Ngân hàng cần kiểm soát đƣợc tính phụ thuộc vào một hay một số nguồn vốn theo các yếu tố:

 Xác định đƣợc tính chất thời vụ của nguồn vốn: đa số nguồn tiền nhàn rỗi lớn của của các TCKT chỉ duy trì trong một khoảng thời gian ngắn và trong một thời gian nhất định, vì vậy cần tính toán tổng thể lƣợng vốn huy động tạm thời chiếm khoảng bao nhiêu % trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế để có ứng xử cho phù hợp.

 Loại hình hoạt động: nguồn huy tiền gửi của khách hàng lớn nên đƣợc duy trì ở các TCKT có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau vì rủi ro thanh khoản có thể xảy ra biến động bất lợi của thị trƣờng tác động đến ngành nghề hoạt động của khách hàng, làm giảm lƣợng tiền gửi của khách hàng tại BIDV.

 Vị trí địa lý của nguồn vốn: Tập trung nguồn vốn từ một khu vực địa lý nhất định có thể gây ra rủi ro thanh khoản trong trƣờng hợp xảy ra biến động xấu của thị trƣờng của khu vực đó khiến nhu cầu rút tiền của những ngƣời gửi tiền tăng.

- Duy trì khả năng bán/thanh lý tài sản: Để dự đoán khả năng thanh khoản, cần đánh giá liệu khả năng các tài sản có của BIDV chuyển sang tài sản có tính lỏng cao hơn sẽ bị giảm đi nhƣ thế nào khi điều kiện thị trƣờng không thuận lợi. BIDV phải xác định giá trị khi thanh lý các tài sản nhƣ cổ phiếu, trái phiếu trƣớc khi thực hiện đầu tƣ vào các tài sản này. Đồng thời ngân hàng cần đảm bảo khả năng bán tài sản là các khoản vay bằng cách đƣa vào các điều khoản có lợi trong hợp đồng khi có thể. Việc sử dụng các điều khoản bán nợ trong hợp đồng cho vay là một ví dụ về cách ngân hàng có thể bảo vệ khả năng thanh lý tài sản.

3.2.3. Quản trị rủi ro thị trường

Rủi ro thị trƣờng có ảnh hƣởng lớn đến khả năng hoàn trả một số mục tài sản có của BIDV. Đây là rủi ro do do thay đổi bất lợi trong giá thị trƣờng, nhƣ tỷ giá hối đoái, lãi suất hay giá vốn. Rủi ro thị trƣờng phát sinh do thay đổi trong các điều kiện thị trƣờng và biến động thị trƣờng. Rủi ro thị trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến các tài sản có sinh lời do BIDV nắm giữ, trong đó đặc biệt là các loại chứng khoán

trong danh mục đầu tƣ. Khoản mục chứng khoán đầu tƣ trong năm 2012 đã tăng 55% so với năm 2011 và đạt giá trị 48.965 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản. Tổng tài sản sẽ giảm khi giá trị các chứng khoán giảm, ngân hàng phải thƣờng xuyên đánh giá những tác động bất lợi của thị trƣờng để giảm thiểu lỗ do những biến động giá của các tài sản có mà ngân hàng đang nắm giữ.

Một rủi ro khác trong rủi ro thị trƣờng đó là sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá. Vì một phần tài sản của ngân hàng có gốc ngoại tệ nên khi lãi suất, tỷ giá thị trƣờng biến động sẽ dẫn tới sự chuyển dịch của tài sản ngoại tệ. Do đó BIDV cần có những chiến lƣợc quản trị rủi ro thị trƣờng nhằm giảm thiểu tác động lên tài sản có thông qua những giải pháp:

- Đảm bảo đa dạng hóa các khoản đầu tư hoặc cho vay: BIDV cần hạn chế rủi ro giá giá thị trƣờng bằng cách đảm bảo đa dạng hoá các chứng khoán, kỳ hạn của các khoản mục cho vay ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ. Quản lý danh mục đầu tƣ trên cơ sở lợi ích lâu dài, tăng tỷ trọng nắm giữ các chứng khoán nợ của tổ chức có quy mô lớn, an toàn cao. Khi ngân hàng duy trì một danh mục đầu tƣ đa dạng, các yếu tố gây nên giảm giá của một chứng khoán sẽ không gây ảnh hƣởng đến tất cả các chứng khoán trong danh mục và lỗ tiềm tàng có thể hạn chế đƣợc.

 Đa dạng hoá đầu tƣ cần đƣợc tiến hành bằng cách giảm mức độ tập trung trong danh mục, dựa trên những tiêu chí nhƣ: bên phát hành; Ngành nghề hoạt động, loại tiền; thời gian đáo hạn …. Ngoài ra để duy trì đa dạng hoá đầu tƣ cần có cơ chế giám sát toàn bộ danh mục thƣờng xuyên để phát hiện những tập trung có thể có.

 Đa dạng hóa kỳ hạn, loại tiền vay của các khoản vay bằng ngoại tệ, giảm tỷ trọng những khoản cho vay ngoại tệ trung dài hạn. Cân đối đƣợc huy động và cho vay ngoại tệ.

- Thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư: thiết lập đƣợc hạn mức giao dịch tối đa đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro sự biến động giá, lãi suất … của thị trƣờng. Hạn mức có thể ở các dạng sau:

 Hạn mức phê duyệt tối đa trong đầu tƣ chứng khoán đối với các cấp quản trị trong ngân hàng. Quy định cụ thể đối tƣợng đƣợc duyệt hạn mức, chi nhánh đƣợc thực hiện hạn mức.

 Hạn mức duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày tại từng chi nhánh, tránh để hạn mức duy trì trạng thái ngoại tệ qua đêm lớn để hạn chế rủi ro tỷ giá.

 Hạn mức dừng khi lỗ: thể hiện hạn mức lỗ chƣa thực hiện cao nhất ngân hàng ngân hàng có thể chấp nhận đối với một danh mục đầu tƣ trƣớc khi tìm cách bán hay giảm khoản đầu tƣ nắm giữ.

 Hạn mức tập trung: hạn mức đƣợc thiết lập một cách nhất quán với mục tiêu kinh doanh và đầu tƣ của ngân hàng. Hạn mức này có thể dựa trên phần trăm danh mục đầu tƣ hay tổng tài sản của ngân hàng.

3.2.4. Quản trị rủi ro tín dụng

Danh mục cho vay chiếm đến tỷ trọng gần 70% tổng tài sản của BIDV và là khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thì nợ xấu ngân hàng có xu hƣớng tăng nhanh và BIDV không ngoại lệ. Định hƣớng của NHNN yêu cầu các NHTM kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không vƣợt 3%, tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ này đã vƣợt nhiều lần, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng.

Định hƣớng của BIDV là đến 2015 phải đƣa tỷ lệ nợ xấu về dƣới 2.5%, để thực hiện đƣợc mục tiêu này thì phải có sự nỗ lực rất lớn từ cấp độ Hội đồng quản trị đến chi nhánh. Một mặt vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, mặt khác cải thiện tình hình tài chính, từng bƣớc giảm dần nợ xấu đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong hệ thống NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động tín dụng của BIDV vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:

 Chỉ tính riêng 2 năm 2011, 2012, nợ xấu của BIDV đã tăng ròng 2.376 tỷ đồng, đó là chƣa tính đến các khoản nợ có nguy cơ chuyển nhóm cao hơn, cho thấy mức độ tác động lớn của suy thoái kinh tế đến hoạt động tín dụng. Một nguyên nhân khác là do sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản, khiến nợ xấu tăng cao trong lĩnh vực này, ảnh hƣởng sự tăng trƣởng dƣ nợ cho các khách hàng tốt vì hầu hết tài sản bảo đảm là bất động sản.

 Một nguyên nhân khác đến từ nội bộ ngân hàng đó là việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn mang nhiều yếu tố định tính; khả năng đánh giá giá trị tài sản đảm bảo chƣa cao; công tác kiểm toán nội bộ chƣa chặt chẽ; phân quyền phán quyết lớn cho các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn cao; chƣa phát huy hết vai trò của cảnh báo rủi ro từ bộ phận quản trị rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp. Do đó để từng bƣớc kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng, bảo đảm đƣợc kế hoạch theo định hƣớng, BIDV cần thực hiện:

- Hoàn thiện chính sách khách hàng: xây dựng một chính sách tín dụng là việc quy định cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng để đảm bảo lợi nhuận hạn chế rủi ro. Chính sách cho tín dụng phải đúc kết đƣợc từ những bài học kinh nghiệm từ thực tế và phải bao quát đƣợc tất cả các mặt của hoạt động tín dụng nhƣ chính sách về khách hàng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách về giá.

- Thiết lập hạn mức tín dụng tối đa: việc xác lập hạn mức tín dụng tối đa giúp BIDV kiểm soát đƣợc giới hạn tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan và các chi nhánh trong hệ thống. Công tác xây dựng hạn mức cần đƣợc đánh giá định kỳ hàng năm và đƣợc thay đổi theo từng mục tiêu cụ thể. Mục đích để kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng và nhóm các khách hàng liên quan. Đồng thời đảm bảo rằng danh mục tín dụng đƣợc đa dạng hoá một cách hợp lý xét về khía cạnh danh mục mục tiêu theo từng ngành nghề,

từng khu vực kinh tế, vị trí địa lý và từng loại sản phẩm. Ngoài ra đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc. Thiết lập hạn mức cần đi đôi với phân quyền phán quyết tín dụng cho các cấp điều hành, từ hội đồng tín dụng trung ƣơng đến các cấp điều hành thấp hơn.

- Tăng cường giám sát sau cho vay: khi tiến hành cho vay, khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Trong đó theo dõi dòng tiền là yếu tố quan trọng trong kiểm soát sau cho vay, nó chứng minh đƣợc khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không, mặt khác giúp cho ngân hàng nắm đƣợc hoạt động của khách hàng, bảo đảm rằng khách hàng vay vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đồng thời giúp BIDV tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng quan hệ kinh doanh với khách hàng.

Công tác giám sát sau cho vay còn hỗ trợ cho BIDV tránh đƣợc hiện tƣợng tập trung tín dụng, kiểm soát đƣợc dƣ nợ tập trung vào một đối tƣợng ngành nghề so với định hƣớng ban đầu của HĐQT. Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản vay đều có những đặc điểm rủi ro tƣơng tự nhau. Mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng đƣợc tập trung. Gia tăng rủi ro nợ xấu và nợ khó đòi cho ngân hàng.

- Tăng cường xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng: đây là khâu khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng trong điều kiện hiện nay khi ngày càng nhiều các khách hàng chây ỳ trả nợ, không phối hợp với xử lý tài sản, gây tốn kém chi phí, nhân lực và thời gian. Chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng đều đuợc BIDV phân giao kế hoạch cho chi nhánh hàng năm. Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều trở ngại do phần lớn các khoản nợ ngoại bảng khách hàng đều ngừng hoạt động. Vì vậy công tác xử lý nợ xấu cần kết hợp với công tác dự báo tín dụng để việc xử lý nợ đƣợc thực hiện ngay khi khoản nợ có dấu hiệu chuyển nhóm (từ nhóm 2 xuống nhóm 3). Đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp khởi kiện khách hàng, phát mãi tài sản, xử lý từ

quỹ dự phòng rủi ro … để bảo đảm việc xử lý có kết quả và giảm dần nợ xấu trong thời gian tới.

3.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ

Với vị trí là ngân hàng tiên phong trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong bình ổn thị trƣờng, hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện công tác an sinh xã hội, BIDV đã không ngừng phấn đấu ngày càng hoàn thiện các mặt hoạt động. Để có thể triển khai đƣợc những giải pháp đề ra và hoàn thành các mục tiêu tăng trƣởng trong thời gian tới, cũng với sự nỗ lực chung của hệ thống, BIDV rất cần đƣợc sự quan tâm của các cấp ngành, đặc biệt là sự hỗ trợ từ NHNN.

3.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành

- Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo nghị quyết 254/QĐ-TTg, thực hiện tái cơ cấu, sát nhập những ngân hàng mất khả năng thanh khoảng, xem đó nhƣ là một quá trình thanh lọc cần thiết, để hình thành một hệ thống với các ngân hàng có đủ năng lực hoạt động, có năng lực cạnh tranh độc lập và thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại… để giúp các doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)