Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 60)

- Sự tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế: trong giai đoạn nền kinh tế tăng trƣởng ổn định thì một số ngành phi sản xuất nhƣ kinh doanh bất động sản, chứng khoán ... phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên sự phát triển quá nóng, thiếu kiểm soát trong hoạt động cho vay của các NHTM trong giai đoạn này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là hỗ trợ cho những ngành phi sản xuất/nhạy cảm nhƣ chứng khoán, bất động sản, kinh doanh thƣơng mại ... phát triển với tốc

độ chóng mặt, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng (do lạm dụng đòn bẩy tài chính cao).

Khi kinh tế gặp khó khăn nhƣ giai đoạn qua cùng với sự quản trị chạy theo lợi nhuận nhất thời đã biến các NHTM trở thành một trong các tác nhân trung gian quan trọng góp phần gây thêm bất ổn cho nền kinh tế khi đã thiếu kiềm chế, chạy theo nhu cầu thị trƣờng, gia tăng tín dụng quá nhiều cho lĩnh vực phi sản xuất. Từ đó đã tác động rất lớn đến chiến lƣợc kinh doanh, gây ra nợ xấu cũng nhƣ tiềm ẩn nợ xấu, tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.

- Thị trường tài chính chưa phát triển: do đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Hoạt động tài chính chƣa phát triển ngang bằng so với các quốc gia cùng khu vực. Các thị trƣờng hàng hóa, phái sinh chƣa thực sự phát triển. Trên thị trƣờng tài chính, mới chỉ có phái sinh tiền tệ, sử dụng chủ yếu cho mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, thiếu những phƣơng tiện linh hoạt, nhạy bén dành riêng cho mục đích điều chỉnh danh mục cho vay.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò của các công cụ phái sinh tín dụng trong thị trƣờng tài chính hiện đại, những e ngại tất yếu khi chứng kiến sự sụp đổ các ngân hàng trên thế giới liên quan đến công cụ phái sinh, đồng thời thiếu những nhà đầu tƣ thực sự am hiểu về các loại công cụ kỹ thuật hiện đại này và sau cùng là thiếu hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trƣờng các công cụ phái sinh tín dụng. Vì vậy hệ thống NHTM Việt Nam vẫn nặng về cho vay mà chƣa có các kênh đầu tƣ khác hữu hiệu và khả thi.

- Sự quản lý, giám sát của NHNN: trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, với việc nhiều ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ, NHNN Việt Nam đã tăng cƣờng giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008- 2012 có nhiều NHTM cổ phần mất thanh khoản nghiêm trọng, có những thời điểm lãi suất cho vay liên ngân hàng lên đến hơn 35%/năm. Dẫn đến việc các NHTM

không tập trung vào nghiệp vụ cho vay đầu tƣ thuần túy mà chủ yếu cho vay hỗ trợ thanh khoản với mức lợi tức cao hơn.

Sự không thống nhất khi áp dụng trần lãi suất cho vay, huy động, tỷ giá ngoại tệ, đối tƣợng đƣợc vay ngoại tệ … khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn khi bơm vốn cho nền kinh tế, làm cho tín dụng không tăng trƣởng, giảm lợi ích cho ngân hàng và tiểm ẩn nguy cơ nợ xấu …

Nhìn chung có thể đánh giá sự giám sát của NHNN đối với hoạt động của các ngân hàng thời kỳ vừa qua tƣơng đối bị động với diễn biến thực tế, không điều chỉnh kịp thời các thay đổi của thị trƣờng, vì vậy hiệu quả không cao. Ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn chƣa đúng thời điểm, điều hành thị trƣờng tiền tệ một cách cứng nhắc đồng thời chƣa thực sự quyết liệt trong giám sát tính tuân thủ của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)