Trƣớc thời điểm khủng hoảng 1997, tài sản có của hệ thống ngân hàng Malaysia chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán … từ đó đã đặt hệ thống tài chính nƣớc này vào vị thế rủi ro. Đồng thời phần lớn các khoản cho vay chủ yếu là cho vay chỉ định của Chính phủ, thiếu
sự cạnh tranh cũng nhƣ thiếu các quy định giám sát thận trọng và chặt chẽ … Tín dụng ngân hàng đƣợc mở rộng quá mức, tăng từ 88.2% năm 1987 lên 152% năm 1997 là nguyên nhân chủ yếu khiến nợ xấu tăng lên nhanh chóng. Việc quản trị khoản mục cho vay của hệ thống ngân hàng Malaysia nhƣ thế đã khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hƣởng lớn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Nhận thấy những hạn chế đó, Malaysia đã nhanh chóng thực hiện các chính sách để đối phó với khủng hoảng với mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Một trong các chính sách gồm:
- Kiểm soát việc phân bổ tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng giữa các ngân hàng, tăng cƣờng các quy định thận trọng, tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
- Thu hẹp loại hình ngân hàng đầu tƣ và củng cố lợi thế cạnh tranh bằng cách sát nhập các tổ chức có hoạt động đầu tƣ, chứng khoán vào thành loại hình ngân hàng đầu tƣ.
- Thúc đẩy sự ra đời và đƣa vào ứng dụng các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động của HĐQT và Ban điều hành.
Sau quá trình thực hiện cải cách, hệ thống ngân hàng Malaysia đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ: từ cuối năm 2001 đến năm 2010, hệ số an toàn vốn tăng từ 13% lên 15%; thu nhập trên tổng tài sản tăng từ 1% lên 1.5%; chất lƣợng tài sản đƣợc cải thiện với tỷ lệ nợ xấu giảm từ 11.5% xuống còn 1.9% … Những nỗ lực thay đổi, tăng cƣờng công tác quản trị tài sản cũng nhƣ các biện pháp tích cực khác đã giúp cho hệ thống ngân hàng nói riêng và khu vực tài chính nói chung của Malaysia có một nền tảng vững mạnh hơn. [6]