Qua việc phn tích thực trạng quản trị ti sản cĩ tại BIDV với số liệu thống k 5 năm 2008-2012 ta thấy công tác quản trị tài sản của ngân hàng tốt đạt quy mô tăng trƣởng nhanh. Tuy nhiên công tác quản trị vẫn cịn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, nhìn chung các khoản mục tài sản có sinh lời vẫn tập trung chủ yếu vào khoản mục cho vay (chiếm bình quân khoảng 70% tài sản có), mức độ đa dạng hoá của danh mục tài sản có còn chƣa cao, thể hiện ở kết cấu danh mục tài sản có của ngân hàng mới chỉ mang màu sắc của một ngân hàng truyền thống, chƣa có những thay đổi trong tỷ trọng giữa các khoản mục tài sản có. Trong khi khoản mục này tính lỏng kém và chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong điều kiện chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay thì khoản mục này không có khác biệt lớn. BIDV cũng đã mở rộng tỷ lệ của tài sản có bằng cách từng bƣớc tăng tỷ trọng của đầu tƣ tài chính song vẫn chƣa có một hệ thống giám sát và kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ.
Thứ hai, việc đầu tƣ, góp vốn liên doanh liên kết dàn trải có nguy cơ làm thất thoát vốn của ngân hàng. Trong khi đó một số công ty do BIDV góp 100% vốn để thành lập hoạt động không hiệu quả và 1 công ty đang trong quá trình giải thể. Các doanh nghiệp đƣợc góp vốn liên doanh hoạt động không đạt đƣợc theo định hƣớng ban đầu dẫn đến tốn chi phí và nhân lực để cải tổ, tái cơ cấu hoạt động.
Thứ ba là về phía chất lƣợng tài sản có, những khoản nợ tiềm ẩn chuyển nhóm nợ cao hơn vẫn đang là vấn đề băn khoăn đối với các cấp quản trị. Tuy nợ xấu dƣới 3% song do đặc điểm của BIDV là phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 và dƣ nợ thƣờng tập trung nhiều vào các khách hàng lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra trong giai đoạn 2011-2012 việc gia hạn nợ tăng cao và lãi treo tăng đột biến. Mặc dù là ngân hàng phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính nhƣng chất lƣợng của các khoản vay vẫn chƣa đƣợc kiểm soát tốt. Điều này sẽ tạo ra áp lực thu hồi nợ, thu hồi vốn khi các khoản vay phát sinh rủi ro không thu hồi đƣợc nợ. Mặt khác tỷ lệ nợ xấu đƣợc phân loại theo phƣơng pháp định tính sẽ ảnh hƣởng mạnh khi Thông tƣ 02 của NHNN có hiệu lực kể từ ngày 30/06/2014.
Thứ tư, trong giai đoạn qua BIDV là ngân hàng duy nhất có tốc độ tăng trƣởng tín dụng ấn tƣợng trong hệ thống NHTM, tuy nhiên chủ yếu là dƣ nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn huy động mang tính bền vững của ngân hàng trong những năm trƣớc 2012 chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn vay trung dài hạn. Tuy trong năm 2012 tỷ lệ tài trợ của nguốn vốn ổn định cho tài sản có trung dài hạn đã đƣợc cải thiện đáng kể song do BIDV đã chủ động giảm các tài sản có trung dài hạn, trong trƣờng hợp nền kinh tế phục hồi, nhu cầu đầu tƣ tăng cao, ngân hàng phải thực hiện các nguồn vay trung dài hạn từ bên ngoài nếu nguồn vốn bị thiếu hụt.