- Về quy mô, cấu trúc TS có và TS nợ: Qua các bảng số liệu có thể thấy về quy mô TS có, TS nợ luôn có sự tăng lên. Tuy nhiên ngân hàng huy động vốn tổ chức kinh tế, dân cƣ không đủ để cho vay và đầu tƣ mà cần phải sử dụng vốn của NHNN và vốn ủy thác đầu tƣ. Nguồn vốn qua các năm nhƣ sau:
Bảng 2.6: Tổng hợp Nguồn vốn của BIDV năm 2008 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng bình quân Nguồn vốn 246,520 296,432 366,268 405,755 484,785 18.52% 1. Khác khoản nợ CP&NHNN 16,986 22,931 16,665 26,799 11,430 2.78%
2. Tiền gửi và tiền vay tại
các TCTD 8,763 14,543 28,282 35,705 39,550 49.36%
3. Tiền gửi KH và PH
GTCG 181,048 203,501 251,924 244,837 331,115 17.16%
4. PH trái phiếu, vốn ủy
thác 15,130 28,151 36,450 64,319 65,350 48.40%
5. Các khoản nợ khác 11,109 9,667 8,578 9,497 10,635 -0.39%
6. Vốn và các quỹ 13,484 17,639 24,369 24,597 26,703 19.62%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]
Vốn từ phát hành trái phiếu tăng mạnh trong năm 2011 và 2012 (đạt 65.350 tỷ đồng), nguồn vốn này chiếm bình quân qua các năm khoảng 11% tổng nguồn vốn và bổ sung đáng kể cho nguốn vốn. Tăng mạnh nhất trong nguồn vốn là sự tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá, tăng 35.2% so với năm 2011 và đạt hơn 331 ngàn tỷ đồng, gấp 1.83 lần năm 2008. Nguồn vốn từ NHNN và chính phủ giảm mạnh (hơn 50%) trong năm 2012 cho thấy BIDV đang dần giảm
sự phụ thuộc vào các nguồn vốn này, đồng thời tăng hơn tính tự chủ trong kinh doanh.
Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn của BIDV năm 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]
Biểu đồ 2.4: Tài sản của BIDV năm 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]
- Tài trợ cho khoản mục ngân quỹ: giai đoạn 2008-2012 ngân quỹ chiếm bình quân 17.6% tổng tài sản có, khoản mục này gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác và chứng khoán kinh doanh. Trong năm 2012 BIDV dự trữ cho khoản mục này khoảng 78 ngàn tỷ đồng để đáp ứng cho các nhu cầu rút tiền, thanh toán của khách hàng, các khoản nợ đến hạn trả. Tài trợ chính
cho khoản mục ngân quỹ chủ yếu từ khoản mục: các khoản nợ của chính phủ và NHNN; tiền gửi và vay các TCTD khác và tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Vì khoản mục ngân quỹ mang lại nguồn lợi nhuận thấp cho ngân hàng nên BIDV phải ƣu tiên dùng những nguồn vốn giá rẻ. Các nguồn này dùng để đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán cấp thiết của hệ thống, bảo đảm an toàn thanh khoản cho ngân hàng.
- Tài trợ cho khoản mục cho vay, đầu tư: chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản có và là nguồn tạo lợi nhuận chính cho ngân hàng. Các khoản mục này đƣợc tài trợ chủ yếu từ Vốn và các quỹ; Tiền gửi khách hàng; nguồn phát hành trái phiếu, ủy thác... trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cƣ.
Trong năm 2012, huy động vốn của BIDV đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, song bằng việc áp dụng đồng bộ các chính sách hợp lý, triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn cạnh tranh, xây dựng và triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn… đến cuối năm 2012, tổng huy động vốn của BIDV (tiền gửi của khách hàng, tiền gửi Bộ tài chính, kho bạc nhà nƣớc, tiền vay từ bảo hiểm xã hội...) đạt 331.115 tỷ đồng, tăng mạnh 86.278 tỷ đồng (~35.2%) so với năm 2011. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn cũng chuyển biến theo hƣớng tích cực hơn, tăng tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn và giảm tỷ trọng của tiền gửi ngắn hạn.
Đồng thời năm 2012 cơ cấu huy động của BIDV tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng tiền gửi nhóm khách hàng Dân cƣ tăng mạnh cả về khối lƣợng và tỷ trọng theo đúng định hƣớng của BIDV, khối khách hàng tổ chức cũng đạt đƣợc sự tăng trƣởng về khối lƣợng nhƣng giảm dần về tỷ trọng trên tổng huy động vốn. Tiền gửi dân cƣ cuối năm 2012 đạt 179.128 tỷ đồng, tăng mạnh 38,64% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 49,76% trên tổng HĐV; tiền gửi TCKT đạt 88.418 tỷđ, tăng 13.606 tỷđ so với cuối năm 2011.
Do nguồn huy động từ khách hàng là nguồn vốn cực kỳ quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nên việc BIDV tăng trƣởng mạnh mẽ và ổn định nguồn vốn
này trong năm 2012 giúp tài trợ một cách bền vững cho tài sản có, trong đó đặc biệc là cho vay và đầu tƣ là hai khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất.