Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc tiếp tục gặp khó khăn, toàn hệ thống BIDV đã nỗ lực, nắm chắc thời cơ, vƣợt lên thách thức để tiếp tục hoạt động an toàn và tăng trƣởng ổn định. Đến 31/12/2012, tổng tài sản tăng trƣởng 19,5%, đạt 484.785 tỷ đồng; huy động vốn cuối kỳ tăng trƣởng 26%, đạt 360.018 tỷ đồng; Dƣ nợ tín dụng đạt 334,009 tỷ đồng, tăng trƣởng 15,6%, tuân thủ giới hạn của ngân hàng nhà nƣớc giao, trích dự phòng rủi ro lớn (5.915 tỷ đồng). Đóng góp cho ngân sách tiếp tục tăng và đứng thứ 6 trong 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt nam. Kiểm soát nợ xấu trong giới hạn cho phép (2,9%) đáp ứng các chỉ số giới hạn an toàn theo quy định. Đề án, kế hoạch tái cơ cấu đƣợc chỉ đạo
thực hiện có kết quả, hiệu quả góp phần tích cực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu của toàn ngành ngân hàng.
Năm 2012 là năm đánh dấu sự huy động vốn tăng trƣởng mạnh mẽ của BIDV, đặc biệt là trong huy động vốn dân cƣ. Đi kèm với đó là sự tăng trƣởng đồng đều của danh mục tài sản có. Trong đó khoản mục cho vay và đầu tƣ vẫn là tài sản có mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng với tỷ lệ chiếm hơn 70% tổng tài sản. Khoản mục đầu tƣ đã đƣợc cải thiện so với các năm trƣớc và chiếm khoảng 13% trong năm 2012 và bổ sung đƣợc thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Khoản mục ngân quỹ đƣợc duy trì ở mức ổn định qua từng năm, bảo đảm đƣợc nhu cầu thanh toán thiết yếu của hệ thống.
Tuy nhiên danh mục tài sản có vẫn nặng về khoản mục truyền thống, mang tính rủi ro cao, chƣa mạnh dạn đa dạng tài sản có để tăng nguồn thu cũng nhƣ tối thiểu hóa chi phí. Không những BIDV mà hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều chƣa quan tâm đến quản trị danh mục tài sản có hoặc là áp dụng quản trị danh mục thụ động, nó sẽ là yếu tố không phù hợp với điều kiện phát triển của thị trƣờng trong tƣơng lai. Bởi vì trong nền kinh tế hiện đại có nhiều diễn biến khó lƣờng, quy mô hoạt động của ngân hàng ngày một mở rộng, sự phức tạp trong sản phẩm và hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng và nhất là sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính ngân hàng trong nƣớc và quốc tế ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nếu các ngân hàng không tự mình thay đổi cách thức quản trị, chắc chắn sẽ tụt dốc dần trong cuộc cạnh tranh và đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải khỏi thƣơng trƣờng.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng để hội nhập cũng đòi hỏi ngân hàng phải tuân theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị hoạt động ngân hàng. Vì vậy thay đổi nhận thức về quản trị danh mục tài sản có cần phải đƣợc thực hiện trong thời gian sớm nhất. Với những lý do trên, để có một cơ cấu tài sản có hợp lý nhất dựa trên
nội lực của ngân hàng, phù hợp với định hƣớng phát triển, môi trƣờng kinh doanh và điều kiện khách quan... ngân hàng cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, ngân hàng cần có chiến lƣợc quản trị danh mục tài sản có trong mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về tăng trƣởng thị phần, phát triển thƣơng hiệu của ngân hàng. Trong đó cân nhắc mức độ tổn thất mà ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc, tùy thuộc vào quy mô vốn tự có của ngân hàng. Mục tiêu quản trị danh mục tài sản có có thể thay đổi hàng năm, căn cứ vào mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh chung của ngân hàng.
Thứ hai, BIDV phải dựa trên nguồn vốn hiện có và đƣợc phép sử dụng để đảm bảo thực hiện mục tiêu quản trị danh mục tài sản có. Ngân hàng phải xây dựng phƣơng án tài sản có với mục tiêu chính là bảo vệ ngƣời gửi tiền (khoản mục ngân quỹ) sau đó dựa trên tính sinh lời và thanh khoản của tài sản có. Ngoài ra phải thực hiện nhiều phƣơng án tài sản có khác nhau, trong mỗi phƣơng án thì tỷ trọng các loại tài sản đƣợc thiết kế đa dạng, từ đó hình thành lợi nhuận và tổn thất khác nhau giữa các phƣơng án. Trong mỗi giai đoạn phát triển ngân hàng cần lựa chọn phƣơng án phù hợp nhất, sao cho hoàn thành mục tiêu tăng trƣởng, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Ví dụ trong điều kiện môi trƣờng thuận lợi, thị trƣờng tài chính phát triển, BIDV có thể tăng tỷ trọng khoản mục đầu tƣ hoặc góp vốn liên doanh liên kết hoặc ngƣợc lại. Do đó ngân hàng cần lƣờng đón những thay đổi mang tính chu kỳ của nền kinh tế để thay đổi kết cấu tài sản có cho phù hợp.
Thứ ba, ngân hàng cần phải thiết lập các chính sách, cơ chế, quy trình cụ thể để thực hiện quản trị danh mục tài sản có, chẳng hạn nhƣ chính sách quản lý về hoạt động đầu tƣ, góp vốn liên doanh; chính sách về đối tƣợng tiếp cận cho vay trong từng thời kỳ, chính sách phân loại và trích lập dự phòng... Các chính sách quản trị danh mục cho vay cần phải có sự nhất quán, phù hợp với các chính sách nội bộ khác nhằm hƣớng đến mục tiêu chung của ngân hàng. Chẳng hạn nhƣ ngân hàng không đƣợc góp vốn liên doanh vào doanh nghiệp vƣợt một tỷ lệ nhất định
trên vốn điều lệ theo Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng không đƣợc cho vay các đối tƣợng thuộc danh mục cấm … nếu các chính sách này không thực hiện đúng quy định của NHNN cũng nhƣ quy định trong nội bộ ngân hàng thì có thể dẫn đến không đạt đƣợc mục tiêu cơ cấu tài sản có trong dài hạn mà chỉ có đƣợc lợi nhuận nhất thời.