Thực trạng quản trị cơ cấu tài sản có tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 47)

Bảng 2.2: Tình hình tài sản của BIDV năm 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Khoản mục ngân quĩ 46,574 19% 49,701 17% 70,521 19% 69,516 17% 78,098 16% 2. Khoản mục cho vay 156,870 64% 200,999 68% 248,898 68% 288,080 71% 334,009 69% 3. Khoản mục đầu tƣ 34,174 14% 34,705 12% 33,518 9% 35,360 9% 52,817 11% 4. TS cố định và TS có khác 8,902 4% 11,027 4% 13,331 4% 12,800 3% 19,861 4% TTS 246,520 100% 296,432 100% 366,268 100% 405,755 100% 484,785 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản của BIDV năm 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Khoản mục ngân quỹ:

Trong giai đoạn 2008- 2012 BIDV luôn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài khoản nội, ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn kho quỹ và đảm bảo dự trữ bắt buộc dƣới hình thức tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN. BIDV duy trì mức dự trữ ngân quỹ đúng quy định, phù hợp để chi trả nhu cầu cần thiết của khách hàng.

Bảng 2.3: Khoản mục ngân quỹ của BIDV năm 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Chênh lệ ch

09/08 10/09 11/10 12/11

1. Tiền mặt 2,304 2,876 3,253 3,629 3,295 24.8% 13.1% 11.5% -9.2%

2, Tiền gửi tại

NHNN 12,621 5,680 8,110 7,240 16,381 -55.0% 42.8% -10.7% 126.2%

3, Tiền gửi tại

TCTD 29,620 40,197 57,789 57,580 54,317 35.7% 43.8% -0.4% -5.7%

3. CK kinh

doanh 2,029 948 1,369 1,067 4,105 -53.3% 44.4% -22.1% 284.8%

Khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại NHNN chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có, bình quân hơn 3%. Chứng tỏ dự trữ của ngân hàng ở mức tối thiểu đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, phần còn lại đƣợc gửi tại các tổ chức tín dụng khác, cho vay liên ngân hàng và thực hiện đầu tƣ vào chứng khoán kinh doanh sẵn sàng để bán.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, BIDV luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về dữ trữ bắt buộc do NHNN quy định. Đến thời điểm hiện tại, ngân hàng thực hiện dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ- NHNN ngày 24/2/2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010. Cụ thể:

Theo các mức tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trên thì BIDV phải duy trì tỷ lệ dự trữ 3% cho tiền gửi VND dƣới 12 tháng và 4% cho ngoại tệ dƣới 12 tháng. Mức dự trữ bắt buộc sẽ = tỷ lệ dự trữ bắt buộc X Số dƣ từng thời kỳ (theo từng thời hạn huy động vốn). Theo BCTC năm 2012 thì số dƣ của khoản mục ngân quỹ gấp 1.7 lần so với năm 2008, khoản mục ngân quỹ tăng đột biến trong năm 2012 (tăng hơn 8.500 tỷ đồng so với năm 2011) chủ yếu do sự gia tăng của tiền gửi tại NHNN hơn 9.100 tỷ đồng. Đây không phải do tăng lên của tiền mặt hay tiền dự trữ của bản thân ngân hàng mà là do dự trữ bắt buộc khi tiền gửi của khách hàng trong năm 2012 tăng ròng hơn 62.500 tỷ đồng (đây là năm đầu tiên BIDV có sự tăng trƣởng đột biến về tiền gửi của khách hàng cá nhân, dẫn đầu về tăng trƣởng tiền gửi trong khối NHTM tại Việt Nam).

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kì hạn và dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kì hạn và dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nƣớc (không

bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh …

Thực hiện theo các tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định thì số dƣ tiền gửi tại NHNN năm 2012 là hơn 16.000 tỷ đồng. Với lƣợng tiền mặt ổn địn nhƣ vậy nên trong thời gian qua BIDV luôn bảo đảm đƣợc các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, không để xảy ra tình trạng mất cận đối trong thanh khoản. Từ đó ta có thể thấy tầm quan trọng của các khoản mục này trong hoạt động quản lí của BIDV ngày càng tăng lên. Nó đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên của ngân hàng, hạn chế rủi ro thanh khoản bởi vì ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi qua đêm của khách hàng, các tài khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay …. Vì vậy có một lƣợng tiền mặt tại quỹ lớn đảm bảo đƣợc tính thanh khoản cao, đồng thời tạo thêm uy tín cho ngân hàng.

Tuy nhiên việc duy trì một lƣợng tiền lớn tại NHNN (BIDV duy trì răng bình quân 25%/năm) làm khả năng sinh lời của ngân hàng giảm. Tức là lƣợng tiền không đƣợc sử dụng vào trong lƣu thông để đầu tƣ sinh lời nhƣ đầu tƣ chứng khoán, bất động sản, đầu tƣ cho vay. Gây ra một số áp lực nhƣ ngân hàng phải tăng lãi suất đầu ra để bù đủ vốn dự trữ mà ngân hàng nhà nƣớc yêu cầu, dẫn đến mất cân bằng lãi suất và gây khó khăn cho các doanh nghiệp cần vốn.

* Khoản mục cho vay:

Dƣ nợ cho vay luôn có tốc độ tăng trƣởng khá về cơ cấu và quy mô phù hợp với tình hình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ định hƣớng tăng tăng trƣởng của NHNN trong thời gian qua. Thực hiện các chủ trƣơng kích thích tăng trƣởng kinh tế của Chính phủ, NHNN, BIDV đã đƣa ra hàng loạt các chính sách ƣu đãi cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm ... từ đó tạo niềm tin cho ngƣời đầu tƣ sản xuất kinh doanh, dịch vụ dẫn đến nhu cầu vay vốn của ngân hàng tăng lên. BIDV luôn nâng cao tiện ích của các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao uy tín hình ảnh của ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bảng 2.4: Khoản mục cho vay của BIDV năm 2008 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 246,520 296,432 366,268 405,755 484,785 Tổng nợ phải trả 233,036 278,793 341,899 381,158 458,081

- Tiền gửi của khách hàng 181,048 203,501 251,924 244,837 331,115

Tổng dƣ nợ 156,870 200,999 254,192 293,937 339,924 Nợ xấu 5,799 6,153 6,424 8,123 9,161 Tổng dƣ nợ/Nợ phải trả 67% 72% 74% 77% 74% - Tổng dư nợ/Huy động 87% 99% 101% 120% 103% Dƣ nợ/Tổng TS có 64% 68% 69% 72% 70% Nợ xấu/Tổng dƣ nợ 3.7% 3.1% 2.7% 3% 2.9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Nhìn vào mức tăng trƣởng tài sản có qua 3 năm và kết cấu tài sản có của ngân hàng, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và tỷ trọng cao, bình quân khoảng 70% tổng tài sản có. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nếu không tính dự phòng rủi ro thì khoản mục cho vay tăng ròng hơn 180.000 tỷ đồng năm 2012 so với năm 2008, bình quân tăng khoảng 21%, qua đó cho thấy ngân hàng đã tích cực chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng nền tảng khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng đã tích cực kiểm soát chất lƣợng tín dụng, đặc biệt là giảm nợ xấu từ 3.7% năm 2008 xuống còn 2.9% năm 2012.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ dƣ nợ/Nợ phải trả của BIDV qua các năm bình quân đạt 73%. Điều đó cho thấy phần lớn các khoản phải trả đều chủ yếu đƣợc dùng cho lĩnh vực tín dụng, ngân hàng huy động vốn chủ yếu để cho vay. Tín dụng là nghiệp vụ rủi ro nhất do vậy ngân hàng cần phải mở rộng thêm loại hình dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, hoặc là đầu tƣ vào TS sinh lời khác. Một mặt phân tán đƣợc rủi ro đồng thời nâng cao khả năng sinh lời cho việc sử dụng vốn hiệu quả.

Từ năm 2010 đến năm 2012 BIDV đã kiểm soát đƣợc tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tổng dƣ nợ và trích lập đủ DPRR cho toàn bộ nợ xấu (số dƣ trích đến 31/12/2012 là 5.914 tỷ đồng), bảo đảm đúng yêu cầu của NHNN. Nhìn chung hoạt động tín dụng của BIDV bảo đảm an toàn, hiệu quả, BIDV luôn đa dạng hóa danh mục cho vay, tránh tập trung dƣ nợ vào các khách hàng lớn. Gia tăng nền tảng khách hàng nhằm phân tán rủi ro và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, giảm nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

* Khoản mục đầu tƣ:

Đầu tƣ là khoản mục hấp dẫn mà rất nhiều ngân hàng tập trung vốn đầu tƣ, đặc biệt là chứng khoán. Tuy nhiên khoản mục này ẩn chứa nhiều rủi ro và ngân hàng cần cân nhắc chắc chắc tỷ lệ khoản mục đầu tƣ trong tổng tài sản có để bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.5: Khoản mục đầu tƣ của BIDV năm 2008 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tieu 2008 2009 2010 2011 2012 Chênh lệch 09/08 10/09 11/10 12/11 Chứng khoán đầu tƣ 31,395 31,477 31,020 31,684 48,965 0% -1% 2% 55% - CK Chính phủ 22,580 19,359 16,826 22,951 35,182 -14% -13% 36% 53% - CK TCTD 1,857 3,644 6,024 1,768 1,084 96% 65% -71% -39% - CK TCKT 6,958 8,474 8,170 6,965 12,699 22% -4% -15% 82% Góp vốn, đầu tƣ dài hạn 2,779 3,228 2,497 3,677 3,852 16% -23% 47% 5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2008 -2012) [14]

Dù trong giai đoạn 2010-2012 thị trƣờng chứng khoán có nhiều biến động nhƣng nhiều ngân hàng vẫn mạnh tay đầu tƣ trong khoản mục này. Trong năm 2012 chứng khoán đầu tƣ và góp vốn liên doanh liên kết chiếm bình quân khoảng hơn 11% trong tổng tài sản có của BIDV, chứng khoán đầu tƣ tăng mạnh so với năm 2011 (tăng hơn 17.000 tỷ đồng), tuy nhiên chủ yếu nguồn tiền tập trung đầu tƣ vào các loại chứng khoán có độ an toàn cao nhƣ Trái phiếu chính phủ, cổ phiếu

do các NHTMCP phát hành, trái phiếu do các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc phát hành … từ đó bảo toàn đƣợc vốn cho BIDV. Phần lớn chứng khoán đầu tƣ mà BIDV nắm giữ là chứng khoán Chính phủ. Năm 2008 chiếm 72% trong chứng khoán đầu tƣ và duy trì đều qua các năm, trung bình là 66% giai đoạn 2008-2012. Chứng khoán do Chính phủ phát hành để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nƣớc.

Là một trong những NHTM đi đầu trong hoạt động đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ chứng khoán – hoạt động đầu tƣ có vai trò chủ lực trên thị trƣờng liên ngân hàng, có khả năng phát triển mạnh nghiệp vụ ngân hàng bán buôn. Trong những năm gần đây BIDV đã chú trọng đến việc phát triển các danh mục đầu tƣ chứng khoán do các TCKT phát hành, số chứng khoán BIDV nắm giữ do các TCKT phát hành năm 2008 là 6.958 tỷ đồng, chiếm 22%, đến năm 2012 BIDV đã tăng mạnh nắm giữ chứng khoán TCKT lên đến hơn 12.600 tỷ đồng. Phần lớn những Chứng khoán do BIDV nắm giữ đều có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt. Có thế thấy rõ qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại chứng khoán đầu tƣ của BIDV năm 2008 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)