Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76)

- Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo nghị quyết 254/QĐ-TTg, thực hiện tái cơ cấu, sát nhập những ngân hàng mất khả năng thanh khoảng, xem đó nhƣ là một quá trình thanh lọc cần thiết, để hình thành một hệ thống với các ngân hàng có đủ năng lực hoạt động, có năng lực cạnh tranh độc lập và thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại… để giúp các doanh nghiệp kinh doanh đang gặp khó khăn có thể đứng vững và vƣơt qua giai đoạn khủng hoảng, từ đó gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động cho vay, đầu tƣ và danh mục tài sản của ngân hàng thƣơng mại.

- Đẩy mạnh thực hiện Đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM, tăng cƣờng thực hiện các giải pháp trong đề án để cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng và góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Trong các giải pháp xử lý nợ xấu cần gắn liền lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp nhà nƣớc, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc. Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phƣơng trong việc xử lý nợ xấu, đƣa tỷ lệ nợ xấu theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng bất động sản vì liên quan trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Cần hƣớng tới việc tạo hành lang pháp lý lành mạnh, minh bạch tạo thuận lợi cho thị trƣờng, giảm tối đa chi phí ngầm, giảm thời gian triển khai các thủ tục hành chính khi thực hiện dự án… Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ xem xét phê duyệt đề án thành lập Công ty tài chính tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia; xem xét mở rộng đối tƣợng hỗ trợ mua nhà ở không phân biệt theo đối tƣợng chính sách và ngoài chính sách…. Từ đó dần gỡ đƣợc nút thắt đầu ra cho thị trƣờng bất động sản, tăng khả năng chuyển nhƣợng của tài sản ngân hàng.

- Chính phủ cần nâng cao năng lực điều hành, năng lực dự báo kinh tế … giúp các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có ngân hàng có thể xây dựng đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trƣớc các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một cách thống nhất hoạt động quản trị tài sản có của các NHTM:

Trong nhiều trƣờng hợp các NHTM cổ phần thƣờng đặt mục tiêu lợi nhuận cao hơn việc kiểm soát rủi ro, điều đó phù hợp trong điều kiện thị trƣờng bình thƣờng, ít biến động. Tuy nhiên khi thị trƣờng tài chính bất lợi, chính việc không tuân thủ các quy trình quy định sẽ tạo ra những tổn thất không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến chính NHTM đó mà gây nguy cơ đến cả hệ thống ngân hàng. Các NHTM có thể bỏ qua việc duy trì một danh mục ngân quỹ cần thiết đáp ứng nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên để đầu tƣ cho vay liên ngân hàng hoặc chuyển sang các khoản mục khác có mức sinh lời cao hơn. Hoặc cho vay, đầu tƣ quá nhiều vào các công ty có liên quan, từ đó gây thất thoát vốn cho ngân hàng và làm bất ổn thị trƣờng.

NHNN cần đƣa ra các quy định để kiểm soát tính tuân thủ của các NHTM, hạn chế việc tìm kiếm lợi nhuận không đúng quy định để ổn định tình hình chung.

Cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định để điều chỉnh các tỷ lệ trong danh mục tài sản có, nhƣ phải duy trì khoản mục ngân quỹ bao nhiêu % trên tổng tài sản, quy định các tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong từng thời kỳ … Thời gian vừa qua NHNN đã có nhiều văn bản nhằm ổn định thị trƣờng nhƣ các quy định về đối tƣợng đƣợc vay ngoại tệ, quy chế bảo lãnh, các quy định về trần lãi suất cho vay, huy động, quy định về tỷ giá liên ngân hàng … Tuy nhiên nhiều văn bản còn mang tính thời điểm, chƣa phải là công cụ mạnh mẽ để điều chỉnh các hành vi của thị trƣờng, hệ thống NHTM vẫn liên tiếp chứng kiến những vụ thất thoát lớn, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích các NHTM. Đồng thời khi ban hành các quy định kiểm soạt động quản trị tài sản cần thiết phải có các công cụ chế tài nhằm yêu cầu các NHTM phải thực hiện, trong trƣờng hợp không thực hiện đúng có thể cấm mở thêm chi nhánh/phòng giao dịch, hạn chế một số hoạt động ngân hàng …

- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ nước ngoài để ngân hàng tái cấu nguồn vốn, bổ sung vốn cho hoạt động:

Vì là ngân hàng thực hiện nhiều dự án đầu tƣ quan trọng của đất nƣớc, nên duy trì một nguồn vốn ổn định giúp cho BIDV thực hiện đƣợc các mục tiêu của quốc gia. Trong điều kiện huy động vốn trung dài hạn khó khăn thì các nguồn vốn vay từ nƣớc ngoài có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ BIDV cơ cấu lại nguồn vốn huy động, tăng tính an toàn trong sử dụng vốn và bảo đảm đƣợc khả năng thanh khoản, đồng thời giúp cho ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Hiện tại ngân hàng có nhiều đối tác chào mời sử dụng các khoản vay với thời gian dài, lãi suất thấp tuy nhiên đối với nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới cần có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc NHNN. Do đó khi NHNN đứng ra đại diện, thì khả năng thành công lớn, đem lại những lợi ích thiết thực cho BIDV và hệ thống NHTM.

- Thực hiện mua các khoản nợ xấu của ngân hàng:

Công ty quản lý tài sản (VAMC) ra đời là một động thái thiết thực của NHNN để giải quyết tình trạng nợ xấu hiện nay trong hệ thống ngân hàng. Điều kiện tiên quyết để đƣợc bán nợ xấu cho VAMC là ngân hàng phải có tỷ lệ nợ xấu

từ 3% trở lên. Trong thời gian qua BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để đƣa giảm nợ xấu ngân hàng, đƣa tỷ lệ nợ xấu về mức quy định. Là ngân hàng có tổng tài sản lớn (gần 500.000 tỷ đồng) với dƣ nợ xấu tuyệt đối năm 2012 là 9.161 tỷ đồng là mức dƣ nợ xấu rất lớn nếu so sánh với các NHTM khác, mặc dù tỷ lệ vẫn nhỏ hơn 3%, BIDV phải duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro là 5.915 tỷ đồng. Có thể thấy nợ xấu đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng đặc biệt trong tình hình hiện nay. Do đó VAMC cần xem xét việc mua lại các khoản nợ xấu của BIDV, đặc biệt là các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nƣớc để giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hệ thống ngân hàng:

Trong những năm vừa qua, hệ thống NHTM tăng trƣởng nhanh chóng cả về số lƣợng và quy mô đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới, tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát để kiểm soát tính tuân thủ và phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên thực tế vì mục tiêu lợi nhuận nhiều NHTM đã phớt lờ các quy định của NHNN nhƣ quy định về trần lãi suất huy động, biên độ tỷ giá tối đa để thu hút khách hàng. Điều này gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh và làm mất lòng tin của khách hàng. Vì vậy công tác thanh kiểm tra cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để các NHTM tuân thủ các quy định của NHNN. Đồng thời NHNN cần tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng cán bộ tham gia thanh tra giám sát; hoàn thiện khung pháp lý về giám sát ngân hàng; đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan giám sát tài chính trong nƣớc và quốc tế để giúp cảnh báo sớm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Kết luận chƣơng 3:

Chƣơng 3 đã đúc kết đƣợc từ cơ sở lý thuyết chƣơng 1 và cơ sở thực tiễn chƣơng 2 để đƣa ra những giải pháp cho việc hoàn hiện công tác quản trị tài sản có của BIDV trong thời gian tới. Nội dung của chƣơng 3 gồm:

- Định hƣớng phát triển chung của BIDV đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó nêu rõ một số mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc. Xác định định hƣớng quản trị tài sản có của ngân hàng đối với danh mục tài sản thông qua việc dự báo và phân tích, phê duyệt hạn mức rủi ro, thực hiện các biện pháp kết hợp để gia tăng lợi nhuận.

- Trong chƣơng này cũng nêu ra 4 nhóm giải pháp để quản trị tài sản có gồm: Thiết lập danh mục tài sản có hợp lý; Quản trị rủi ro thanh khoản; Quản trị rủi ro thị trƣờng và Quản trị rủi ro tín dụng. Bênh cạnh nhóm giải pháp, chƣơng cũng đã có những đề xuất, khuyến nghị Chính phủ, NHNN để hoạt động quản trị tài sản có có BIDV an toàn, hiệu quả và có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Quản trị danh mục tài sản sao cho đảm bảo đƣợc mức độ đa dạng hóa mà vẫn không ngừng nâng cao chất lƣợng tài sản có, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu đƣợc đặt ra cho các ngân hàng, đồng thời đây là lĩnh vực phức tạp trong nền kinh tế thị trƣờng. Đối với các NHTM Việt Nam thì vấn đề quản lý càng thêm khó khăn vì nền kinh tế mới bắt đầu phát triển và đang trong giai đoạn đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp tạo ra đƣợc sức mạnh cạnh tranh, trong đó quản lý tài sản có của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng cần đƣợc đặc biệt quan tâm điều kiện hiện nay. Do đó nâng cao hiệu quả quản lý tài sản đang trở thành vấn đề cấp thiết của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Chính vì thế luận văn “Nâng cao hiệu quả Quản trị tài sản có tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã tập trung giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn nhƣ sau:

Thứ nhất: Chƣơng 1 của luận văn đã tập hợp những lý luận cơ bản về Tài sản nợ, Tài sản có và những yếu tố cấu thành tài sản có của một NHTM. Nêu ra đƣợc những hoạt động cơ bản của NHTM nói chung và hoạt động quản lý tài sản nói riêng. Xác định đƣợc đặc điểm, hình thái biểu hiện, tính chất của từng khoản mục tài sản trong danh mục tài sản có, tỷ lệ đóng góp của từng khoản mục cho lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra trong Chƣơng 1 cũng đã chỉ ra những yếu tố tác động đến từng khoản mục trong tài sản có để có những phƣơng pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản có.

Thứ hai: Thực trạng tài sản có của BIDV đƣợc phân tích cụ thể trong Chƣơng 2. Luận văn đã tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu báo cáo tài chính 5 năm giai đoạn 2008-2012. Qua đó thấy rõ đƣợc xu hƣớng phát triển của BIDV thông qua từng khoản mục tài sản riêng lẻ. Đồng thời các khoản mục tài sản đƣợc thể hiện rõ ràng qua các bảng biểu, các số liệu đƣợc so sánh tổng quan với danh mục tài sản nợ để kết luận tính phù hợp trong danh mục tài sản. Chƣơng 2 đã chỉ ra

những hạn chế trong công tác quản lý tài sản để làm cơ sở đƣa ra những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

Thứ ba: Các giải pháp, khuyến nghị đƣợc thể hiện trong chƣơng 3 của luận văn. Trên cơ sở định hƣớng phát triển của BIDV giai đến 2015 và tầm nhìn đến 2020 kết hợp với những xu hƣớng phát triển của thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế, luận văn đã hình thành những giải pháp của chính BIDV và đƣa ra những khuyến nghị cho Chính phủ, NHNN nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để hệ thống BIDV phát triển vững mạnh.

Luận văn cũng mong muốn góp một phần nhỏ kiến thức và thực tế quản lý tài sản có của BIDV. Song đây là một đề tài rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên không thể tránh đƣợc những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong đƣợc sự hỗ trợ, đóng góp của Quý thầy cô để đề tài tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS Lý Hoàng Ánh đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Nguyễn Duệ : “Quản trị ngân hàng”, NXB thống kê 2001 2. TS Hồ Diệu : “Quản trị ngân hàng”, NXB thống kê, 2002

3. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại nghiệp vụ và quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - NXB Thống kê /1999.

5. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2012), “Kinh nghiệm tái cấu trúc Ngân hàng Trung Quốc

6. Báo điện tử Kinh tế & Đầu tƣ (2013), “Chi phí và kinh nghiệm tái cấu trúc của các ngân hàng trên thế giới”

7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, “Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại (7 bài)”.

8. Nguyễn Hữu Huân – Nguyễn Phúc Cảnh, Trƣờng Đại Học Kinh tế Tp HCM (2013), “Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”.

9. Hồ Hữu Lộc – Lớp 09TT2N Khoa Tài chính Ngân hàng – Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII (2008-2009), “Quản lý hiệu quả danh mục tài sản có tại các ngân hàng thương mại việt nam”.

10. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2013), “Nội dung cơ bản về an toàn hoạt động ngân hàng”.

11. TS. Đỗ Thị Thủy, Ủy viên HĐQT Vietinbank, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO”.

12. Báo điện tử Viet Nam report (2012), “Tái cấu trúc để xử lý nợ xấu”.

13. Báo điện tử Chƣơng trình Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources - VOER) (2010), “Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại”.

14. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tài chính các năm, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

15. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2013), Quy định 3945/QĐ-ALCO ngày 08/07/2013 về Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng quản lý Tài sản nợ - Tài sản có, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

16. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2013), Quy định 379/QĐ-QLTD ngày 08/02/2013 về Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

17. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2012), Công văn 2147/CV-KHPT2 ngày 06/07/2012 về Định hướng phát triển của BIDV đến năm 2015, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

Các website: 18. www.bidv.com.vn 19. www.cafef.vn 20. www.thuvienphapluat.vn 21. www.sinhviennganhang.com.vn 22. www.tinkinhte.com 23. www.kinhtevadubao.vn

PHỤ LỤC 01

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV ĐẾN 2015

TT Chỉ tiêu

Giai đoạn Giai đoạn 2012-2013 2012-2015

I Về quy mô (tăng trưởng BQ)

1 Tổng tài sản 20%/năm 19,7%/năm

2 Huy động vốn 24%/năm 24,5%/năm

3 Dƣ nợ tín dụng 17,3%/năm 17,6%/năm

II Về cơ cấu (đến cuối kỳ)

Dƣ nợ tín dụng/TTS 69% 67,5% 4 Tỷ trọng HĐV dân cƣ/Tổng HĐV 58% 62% 5 Tỷ trọng Dƣ nợ bán lẻ/TDN 18% 20% 6 Tỷ trọng Dƣ nợ TDH/TDN 38,5% 38%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)