Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 36)

Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thị trƣờng tài chính, tiền tệ phát triển mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng đang là nhân tố hỗ trợ mạnh

mẽ, tích cực chủ trƣơng kích cầu của Chính phủ hiện nay. Tuy nhiên trong thập niên 1990, Trung Quốc đã phải trải qua gia đoạn khó khăn nhất trong hoạt động ngân hàng, hệ thống ngân hàng đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ hiệu quả kinh doanh thấp, chất lƣợng tài sản có xấu đi, thanh khoản kém, tỷ nệ nợ xấu cao (vƣợt mức 40% ở một số tổ chức tín dụng) …

Nguyên nhân chủ yếu là khoản mục cho vay trong tài sản có tập trung chủ yếu vào các DNNN, hoạt động sản xuất kinh doanh dàn trải và không hiệu qua, dẫn đến khoảng 70% nợ xấu của hệ thống ngân hàng tập trung vào DNNN. Khi khoản mục cho vay khó thu hồi đúng hạn ảnh hƣởng trực tiếp đến khoản mục ngân quỹ – khả năng thanh khoản của các ngân hàng, làm cho thanh khoản bị cạn kiệt. Nhằm giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng, Trung Quốc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Giải quyết triệt để nợ xấu, nợ dƣới chuẩn bằng cách dành khoảng 40 tỷ NDT để xóa nợ xấu của các DNNN, 670 tỷ NDT để xử lý nợ dƣới chuẩn đi kèm cải tổ lại hoạt động của các DNNN, đồng thời xây dựng những quy định mới về phân loại nợ vay.

- Ban hàng những quy định mới, những thông lệ quản trị hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, nhận diện các ngân hàng khó khăn, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng.

- Tái cấp vốn để tăng tính thanh khoản của các NHTM nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng năng lực quản trị ngân hàng; tăng cƣờng huy động để bổ sung vốn vào lĩnh vực công nghệ, quản trị rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Đến năm 1998 Trung Quốc đã giải quyết cơ bản nợ xấu, nợ dƣới chuẩn, trong giai đoạn hiện nay khi một số quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công thì Trung Quốc vẫn giữ vai trò lớn trong việc hỗ trợ các quốc gia khủng hoảng nợ. [5]

Tóm lại, từ những kinh nghiệm của các quốc gia trên đây có thể thấy rằng cần nâng cao tính hiệu quả trong quản trị danh mục tài sản có, tránh vì mục đích lợi nhuận mà đầu tƣ quá đà vào một khoản mục tài sản có nào đó. Đồng thời yêu cầu đặt ra với các nhà quản lý ngân hàng hiện đại là không những phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản trong quản trị điều hành một ngân hàng mà còn phải hết sức linh hoạt trớc những thay đổi bất thƣờng của nền kinh tế. Hoạt động quản trị tài sản có của ngân hàng phải hƣớng tới mục tiêu quan trị an toàn và hiệu quả, tránh đầu tƣ tập trung, đảm bảo tính sinh lời, tính thanh khoản và mức rủi ro tối thiểu. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu đó, các NHTM phải luôn quan tâm đến sự phù hợp giữa cơ cấu tài sản có và tính chất của nguồn vốn.

Kết luận Chƣơng 1:

Chƣơng 1 đã nêu những cơ sở lý thuyết của danh mục tài sản có của một ngân hàng, đồng thời qua đó cũng tập hợp các lý quyết để quản trị danh mục một cách hiệu quả. Nội dung chính của Chƣơng 1 gồm:

- Nêu khái quát cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của ngân hàng, trong đó làm rõ các khái niệm đƣợc các khoản mục ngân quỹ, cho vay, đầu tƣ, các tài sản có khác trong danh mục tài sản có.

- Trình bày các phƣơng pháp quản trị tài sản có bao gồm quản trị tính lỏng của tài sản có, quản trị kết cấu tài sản, quản trị chất lƣợng tài sản, quản trị tài sản có trong mối quan hệ với tài sản nợ. Trong các mục quản trị đều đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp quản trị và phƣơng pháp kiểm soát rủi ro.

- Đúc kết những kinh nghiệm từ các quốc gia nhƣ Mỹ, Malaysia, Trung quốc từ những vụ sụp đổ ngân hàng lớn, từ đó rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm trong quản trị tài sản có trong hệ thống NHTM của Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)