Ngân hàng Chính sách xã hội là TCTD của Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi nói đến “Hiệu
quả cho vay của NHCSXH” chúng ta nên tiếp cận vấn đề hiệu quả cho vay của NHCSXH trên 2 góc độ, đó là: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên trong luận văn này chỉ sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế cho vay hộ nghèo của NHCSXH vì hiệu quả kinh tế được xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, v.v... giúp NHCSXH có thể tồn tại, phát triển bền vững để hướng đến thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội.
Khách hàng của NHCSXH là những người nghèo, NHCSXH cho vay hộ nghèo để góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Do đó nguồn vốn cho vay có hiệu quả là một vấn đề mà NHCSXH rất quan tâm. Hiệu quả cho vay NHCSXH được thể hiện:
Thứ nhất, mức độ bao phủ của mạng lưới hoạt động NHCSXH để có thể chuyển tải vốn vay đến với những vùng xa xôi, biên giới, khu vực khó khăn. Tiêu chí này được đánh giá thông qua cách tổ chức hoạt động của NHCSXH, hệ thống các đại lý ủy thác, các tổ nhóm người vay vốn tại các thôn, ấp, làng xã...
Thứ hai, quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở các chỉ tiêu như: tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH; tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ nghèo, dư nợ bình quân của hộ nghèo. Các chỉ tiêu này được xác định bởi công thức sau:
ọ ổ â
Nếu tỷ trọng dư nợ, tăng trưởng dư nợ tín dụng, dư nợ bình quân cao thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Thứ ba, chất lượng tín dụng đánh giá dựa vào các tiêu chí như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích, tỷ lệ thu lãi. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản mà ngân hàng đang dùng để đánh giá chất lượng tín dụng (Tỷ lệ nợ quá hạn là Tỷ lệ cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ bị quá hạn trong tổng dư nợ của NHCSXHtại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ này phản ánh khả năng mất vốn của NHCSXH khi cho các đối tượng chính sách vay tiền. Nếu tỷ lệ này từ 0-5% thì mức độ rủi ro mất vốn của NHCSXH là trong tầm kiểm soát được và nó đảm bảo cho NHCSXH hoạt động an toàn, bền vững. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp NHCSXH có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro, v.v…Đặc biệt tỷ lệ này còn thể hiện người vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH cho vay vốn đúng đối tượng,...Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp NHCSXH có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng để tiết kiệm các chi phí.). Trong quá trình cho vay, nợ quá hạn đối với ngân hàng là không thể tránh khỏi, vấn đề cốt lõi là làm sao để giảm thiểu nợ quá hạn. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.
Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích. Người vay sử dụng vốn đúng mục đích là nguyên tắc quan trọng của ngân hàng; trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại như hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng.
Thứ tƣ, khả năng bảo toàn vốn: NHCSXH là một TCTD Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng phải bảo toàn vốn. Để thực hiện tốt
vấn đề này thì NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra.
Thứ năm, đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho hộ nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo thì được đánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.
Thứ sáu, thủ tục vay vốn phải đơn giản, thuận lợi, cung cấp nhanh chóng.