Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh (V ơng qu c Campuchia), phía Tây và Bắc giáp vương quốc
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Là giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế nhiều tiềm năng, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, như là:
+ Lĩnh vực văn hóa-xã hội đã được nhiều kết quả tích cực, trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển: cơ sở vật chất, trang thiết bị được xây dựng và đổi mới đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở các cấp học; đội ngũ giáo viên phổ thông đủ về số lượng và đạt chuẩn.
Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện; bình quân hàng năm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 4%.
Chương trình giảm nghèo được lồng ghép nhiều chương trình, kế hoạch: chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực: tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%, đã xây dựng 6.837 căn nhà đoàn kết với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng, 514 căn nhà và sửa chữa 264 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng.
+ Nông-lâm-thủy sản: Tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao; đồng thời xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển theo hướng gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại.
Kết quả đạt được, ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như vùng chuyên canh mía 18.850 ha, vùng chuyên canh cây mì 49.195 ha, vùng chuyên canh cao su 70.706 ha, vùng chuyên canh cây đậu phọng 21.276 ha, tạo nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
+ Lĩnh vực Công nghiệp-dịch vụ: Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Khuyến khích phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở vùng nông thôn, biên giới, phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả và có năng lực cạnh tranh cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Giá trị sản xuất lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14% trở lên, tỷ trọng khu vực du lịch trong GDP (giá 94) đến năm 2014 đạt 44%.
+ Xuất-nhập khẩu: Phát triển một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%, đạt mức 2.230 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 16,5%, đạt mức 1.150 triệu USD.
+ Lĩnh vựcTài chính-tín dụng:
Mạng lưới ngân hàng được mở rộng đến các huyện, thị; số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ tiện ích tăng lên. Nguồn vốn huy động tăng bình quân hàng năm 38%, dư nợ bình quân 25%. Tăng trưởng tín dụng hàng năm trên 17%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.
Nhìn chung, các thành tựu đạt được trong những năm qua của tỉnh Tây Ninh đáng được ghi nhận. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của Tây ninh, ngành công nghiệp phát triển còn khiêm tốn, hạ tầng giao thông, cầu đường phục vụ cho phát triển công nghiệp còn yếu kém; lao động nông thôn chiếm trên 65%; còn yếu và thiếu về lao động kỹ thuật chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; đời sống người dân vùng nông thôn, biên giới còn nhiều khó khan, thiếu thốn.