Điểm giao dịch xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tây ninh (Trang 70 - 72)

Đặc biệt so với các TCTD khác, NHCSXH có điểm GD lưu động được đặt tại xã (gọi là Điểm giao dịch xã). Hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều được thực hiện tại điểm giao dịch xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Theo đó, mọi hoạt động như giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả hoa hồng, phí ủy thác, thù lao cho cán bộ cấp xã cũng được thực hiện tại điểm giao dịch. Tuy nhiên, số lượng khách hàng ngày càng tăng mà tại điểm giao dịch tại xã trung bình chỉ có từ 3 đến 4 cán bộ tác nghiệp gồm: 1 cán bộ tín dụng quản lý địa

bàn vừa giữ vai trò Tổ trưởng tổ GDX, kiêm giữ vai trò kiểm soát viên phê duyệt các phiên giao dịch, và kiêm cả tài xế lái xe; cùng 2 hoặc 3 cán bộ khác giữa vai trò GDV giao dịch một cửa tại phiên giao dịch; trong khi đó số lượng công việc như: xử lý nợ đến hạn, cho vay, thu lãi, thu tiết kiệm, thu nợ bị quá tải tại điểm giao dịch xã nên xảy ra tình trạng khách hàng trả nợ phải mất thời gian khá nhiều. Vì vậy để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Tây Ninh tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hướng :

- Tăng cường 5 cán bộ đi giao dịch tại xã gồm 1 tín dụng quản lý địa bàn chỉ giữ vai trò Tổ trưởng tổ GDX phải tổ chức buổi họp giao ban với 4 hội đoàn thể và các tổ trưởng tổ vay vốn, 1 cán bộ giữ vai trò kiểm soát viên phê duyệt các phiên giao dịch, cùng 3 cán bộ khác giữa vai trò GDV giao dịch một cửa tại phiên giao dịch.

- Công khai tất cả các thông tin liên quan đến vay vốn, các loại hồ sơ vay vốn, danh sách dư nợ tại điểm giao dịch để mọi người dân đều nắm được hồ sơ thủ tục vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH, để hộ nghèo biết và cùng thực hiện đúng; đồng thời kiểm tra việc thực hiện, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định; giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an toàn vốn... Đồng thời, phải áp dụng nhiều biện pháp để tuyên truyền về điểm giao dịch và lịch giao dịch cố định để nhân dân hiểu và đến điểm giao dịch tại xã khi có nhu cầu liên quan đến vấn đề vay vốn NHCSXH.

- Củng cố chất lượng của Tổ giao dịch lưu động xã, vận hành tốt các cơ chế nghiệp vụ cũng như xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh nhạy, kịp thời; thường xuyên bám sát các tổ chức Hội và tranh thủ sự phối hợp của chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ.

- Phải duy trì và nâng cao chất lượng các buổi họp giao ban định kỳ hàng tháng tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy định có sự góp mặt của UBND, các Hội đoàn thể cấp phường, xã cùng các tổ trưởng tổ vay vốn để nắm bắt tình

hình, xử lý kịp thời công việc, đưa ra các giải pháp để hỗ trợ người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tây ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)