NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀICHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 26)

1.2.1. Khái niệm

Năng lực được hiểu là khả năng đủđể làm một công việc nào đó; hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó[11].

Theo Michael Porter thì năng lực được hiểu là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói cách khác, có thể diễn đạt năng lực là sở trường, là thế mạnh của công ty. Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ởđây không thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp của lực lượng nhân sự, mà phải hiểu là khả năng, kỹ năng của những nhân sựđó[19].

Nói cách khác, năng lực của một công ty là những khả năng mà công ty đó có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; Khả năng đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước; Có thể vận dụng khả

năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năng lực cạnh tranh được xét trên các cấp độ quốc gia, công ty và sản phẩm. Khi bàn về năng lực cạnh tranh của công ty thì có nhiều lý thuyết đề cập, sau đây là một số quan điểm bàn về năng lực cạnh tranh của công ty.

1.2.1.1. Các lý thuyết cđin

- Adam Smith cho rằng, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa các quốc gia là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia

khác. Lợi thế cạnh tranh có được tính bằng thời gian hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nào đó ngắn hơn so với các quốc gia khác.

- David Ricardo quan niệm rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt

đối vẫn có thể có lợi thế tương đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này. Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ (k) về tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B

ở hai quốc gia. Nếu một quốc gia X có k thấp hơn quốc gia Y thì quốc gia X có lợi thế

tương đối về sản xuất sản phẩm A và ngược lại, quốc gia Y sẽ có lợi thế tương đối về

sản xuất sản phẩm B. Do đó, hai quốc gia sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và trao

đổi cho nhau để cùng có lợi.

Trên thực tế, không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn nhau mà thị trường thế

giới có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới và lý luận của David Ricardo đã bỏ qua chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, đây là cơ sở cho việc mua bán trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Lý luận của David Ricardo được các nhà kinh tế phát triển tiếp, làm nền tảng cho lý thuyết thương mại sau này. Theo quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả

và do đó, sự khác biệt về giá cả của hàng hoá, dịch vụđược coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh. Hạn chế của lý thuyết thương mại truyền thống là chưa chú trọng đúng mức về cầu hàng hoá, dịch vụ, các yếu tố môi trường kinh doanh, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm.

1.2.1.2. Lý thuyết năng lc cnh tranh ca Michael Porter

Michael Porter đã viết hai cuốn sách nổi tiếng là: “Chiến lược cạnh tranh”

(Competitive Strategy, 1980) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Competitive

Advantage of Nations, 1990). Hai tác phẩm này chứa đựng hầu hết những tư tưởng của ông về cạnh tranh thị trường. Ông cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục

tiêu tăng trưởng và đa dạng hoá sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài.

Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một công ty nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác

động, đó là: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; vai trò của các công ty bán lẻ; và cuối cùng nhà cung cấp đầy quyền lực.

Để cạnh tranh thắng lợi với 5 áp lực trên, Michael Porter đề xuất 3 chiến lược: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.

Chiến lược chi phí thấp nhất, được áp dụng phổ biến vào những năm 1970 và hướng tới trả lời câu hỏi làm sao mức chi phí thấp nhất trong ngành. Phí tổn thấp sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận trên mức trung bình, dù trong ngành đó đã có sự hiện diện của các tác động cạnh tranh mạnh mẽ. Phân khúc thị trường mà công ty nhắm đến thường là những khách hàng “hết sức nhạy cảm về giá cả”.

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ là nhằm tạo ra các sản phẩm “có tính độc đáo duy nhất”, người tiêu dùng khó có thể có “lựa chọn thứ hai”. Khác biệt hoá sản phẩm-dịch vụ, nếu làm được, sẽ mang lợi nhuận trên mức trung bình về cho công ty, bởi chúng tạo nên một vị thế phòng vệ tốt, từđó giúp công ty đối phó với 5 áp lực cạnh tranh của thị trường.

Chiến lược tập trung vào các phân khúc thị trường hẹp, thị trường nhỏ nhưng lại ít bị các công ty lớn để ý nên tránh được cạnh tranh, dễ làm ăn có lãi vì Michael Porter cho rằng việc chiếm được một thị phần lớn không đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cơ sở của chiến lược này là, do tập trung vào thị trường cụ thể, nên công ty có khả năng phục vụ mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn so với các công ty khác đang phải cạnh tranh trong phạm vi rộng lớn hơn, bao quát hơn.

Theo Michael Porter, điểm tựa của một quốc gia, của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc các yếu tố đầu vào như nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố như: chất lượng nghiên cứu của các trường đại học, sự bãi bỏ

các rào cản của thị trường lao động, khả năng vận hành tốt của thị trường chứng khoán quốc gia…

Mỗi quốc gia có một nhóm các yếu tố điều kiện cụ thể phù hợp cho phát triển những ngành công nghiệp tương ứng. Điều này cũng giải thích được sự tồn tại của các quốc gia được gọi là “quốc gia có nguồn lao động rẻ”, “quốc gia nông nghiệp” (những nước có tài nguyên đất đai dồi dào)... Các yếu tố này được thừa hưởng từ thiên nhiên nhưng cũng có thểđược tạo ra (như các sáng kiến về chính trị, tiến bộ công nghệ

hoặc thay đổi về văn hoá xã hội).

Năng lực cạnh tranh của một ngành còn phụ thuộc vào các ngành công

nghiệp hỗ trợ và những ngành có liên quan. Những ngành công nghiệp cung cấp

đầu vào có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hoá các ngành ở những giai đoạn kế tiếp trong chuỗi giá trị. Bên cạnh những ngành cung cấp, những ngành công nghiệp hỗ trợ cũng rất quan trọng. Đây là những ngành công nghiệp có thể sử dụng phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung cho các ngành. Michael Porter cho rằng “năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của công ty, để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”[18].

Quan điểm của Michael Porter không phải được tất cả mọi người chấp nhận, mà đại diện tiêu biểu là: Scott Hoenig, Gary Hamel, John Naisbitt và Paul Krugman.

1.2.1.3. Các quan đim khác

+ Quan điểm của Scott Hoenig

Scott Hoenig (Đại học Fordham, New York) cho rằng, thật ra giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tập quán mua sắm, uy tín của thương hiệu, ảnh hưởng của quảng cáo… và nhiều yếu tố khác hơn là giá cả sẽ góp phần thúc đẩy người mua quyết định việc mua sắm một sản phẩm hay dịch vụ đặc thù nào đó. Hai công ty thuộc loại “đại gia” như IBM và Microsoft có cơ cấu chi phí thuộc loại cồng kềnh nhất thế giới, nhưng do doanh thu cao nên vẫn có lợi nhuận. Trong hai giải pháp chính tạo lợi nhuận, giáo sư Scott Hoenig nhấn mạnh, việc nâng cao doanh thu quan trọng hơn là việc giảm chi phí sản phẩm[2].

+ Quan điểm của Gary Hamel

Tác giả của cuốn “Cạnh tranh đón đầu tương lai” (Competting for the Future, 1995) cũng không hoàn toàn đồng ý với Michael Porter. Ông cho rằng, bản chất của sự

cạnh tranh và thậm chí cả bản chất của khách hàng đã thay đổi. Ông nhấn mạnh rằng, cạnh tranh hiện nay là cuộc chiến giành những cơ hội xuất hiện trong tương lai. Không thể dùng sơ đồ “5 yếu tố cạnh tranh” của Michael Porter để phân tích và lên kế hoạch kinh doanh được. Khả năng nắm bắt các cơ hội trong tương lai chính là điều quyết định then chốt vì chúng ta không thểđón đầu tương lai bằng những công cụ của quá khứ.

+ Quan điểm của John Naisbitt

Với tác phẩm “Nghịch lý toàn cầu” (Global Paradox, 1995), ông cho rằng,

khuynh hướng chính của kinh doanh toàn cầu trong thế kỷ 21 là liên minh chiến lược. Yếu tố cạnh tranh hoặc là mờ nhạt hoặc đã thay đổi ý nghĩa. Công ty viễn thông British Telecom (Anh) trả cho MCI (Mỹ) hơn 4 tỷ đô la để đổi lấy 20% cổ phần của công ty này hoặc trường hợp của U.S.West bỏ ra 2,5 tỷ USD để hùn với Time Warner trong ngành dịch vụ cáp viễn thông... Các liên minh chiến lược này cùng nhau căng thật rộng tấm lưới để hứng mọi cơ hội đến từ tương lai[2].

+ Quan điểm của Paul Krugman

Với tư cách là tác giả của lý thuyết hiện đại về thương mại toàn cầu, ông đã có những lý luận phản biện Michael Porter. Ông đã chứng minh “lợi thế so sánh” không phải “năng lực cạnh tranh”. Thứ nhất, ông cho rằng nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng, ưu tiên nguồn lực cho những công trình chưa thật cần thiết, trong khi đáng lẽ ra phải dành nguồn lực đó cho những dự án quan trọng, cấp thiết hơn. Chẳng hạn ở Việt Nam, việc các tỉnh đua nhau quy hoạch khu công nghiệp, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư và sử dụng quỹđất không hiệu quả là minh chứng cho luận thuyết của Paul Krugman. Thứ hai, quá lo lắng về sự cạnh tranh cũng có thể dẫn đến các chính sách bảo hộ và chiến tranh thương mại. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế tăng lên của các hàng rào phi thuế quan, là biểu hiện khá rõ của luận thuyết Paul Krugman.

+ Quan điểm của trường phái “quản trị chiến lược”

Đây là trường phái chú trọng đến việc làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh. Các nguồn lực được quan tâm nhiều là: nhân lực, vốn, công nghệ, marketing. Các nguồn lực được đo lường và so sánh giữa các công ty để xác định lợi thế cạnh tranh. Trường phái này có các tác giả tiêu biểu như Fred David, Arthur A. Thompson, Jr & A.J. Strickland.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh hoạt động”

Trường phái này nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá

cả, chi phí,vv… Theo những chỉ tiêu này, công ty có năng lực cạnh tranh cao là

những công ty có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản”

cơ sở sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả như

nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh theo quá trình”

Quan điểm của trường phái này là nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản trị chiến lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp. Theo Momaya, thì hướng nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất[43].

+ Quan điểm của của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Theo OECD, thì “năng lực cạnh tranh được đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh”[34].

1.2.1.4. Quan đim ca tác gi v năng lc cnh tranh ca công ty cho thuê tài chính

Qua nghiên cứu các quan điểm về năng lực cạnh tranh, chúng ta thấy rằng: Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn so với các các đối thủ về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lợi và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới thị trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận của công ty, cũng như bằng các công cụ marketing khác. Năng lực cạnh tranh cũng có được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sự sáng tạo sản phẩm, là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của công ty là một hàm số của các yếu tố

như: các nguồn lực của công ty (vốn, con người, công nghệ…), sức mạnh thị trường của công ty, thái độ của công ty trước các đối thủ cạnh tranh và các đại lý, năng lực thích ứng của công ty, năng lực tạo ra thị trường mới và môi trường định chế được

cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, như xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, các chính sách liên quan đến phát triển ngành, đến đầu tư vốn cho công ty…

Tóm lại, “Năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính là khả năng duy trì và nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm-dịch vụ, mở rộng mạng lưới, thu hút khách hàng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu tra nhằm đạt hiệu quả kinh tế

cao và bền vững. Đó là việc khai thác, sử dụng nội lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh thị phần và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường".

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính

Có nhiều yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, đối với công ty CTTC, với những đặc điểm của mình, năng lực cạnh tranh của các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 26)