Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 126)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

2.4.2. Những hạn chế

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC đều ở mức độ dưới trung bình. Yếu tố có sức cạnh tranh lớn nhất của các công ty CTTC tại TP. HCM là yếu tố năng lực phát triển sản phẩm (điểm bình quân là 2.81/5 điểm) và yếu tố có năng lực cạnh tranh thấp nhất là năng lực tài chính (điểm bình quân 1.82).

2.42.1. Năng lc tài chính yếu

Quy mô vốn và năng lực tài chính của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM còn rất thấp. Chính năng lực tài chính của các công ty CTTC yếu làm cản trở lớn đến quá trình mở rộng quy mô và gia tăng dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Thực tế cho thấy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các công ty CTTC chỉ dựa vào vốn điều lệ và nguồn vốn vay từ các NHTM, nguồn vốn này chiếm từ 70% - 80% tổng nguồn vốn họat động.

Các nguồn vốn khác từ việc phát hành các giấy tờ có giá, đồng tài trợ,vv…chưa được chú trọng và khơi thông.

2.4.2.2. Năng lc phát trin mng lưới còn nhiu hn chế

Qua kết quả khảo sát cho thấy, năng lực phát triển mạng lưới là yếu tố yếu thứ

hai sau năng lực tài chính. Các công ty CTTC chưa nghiên cứu nhu cầu, địa bàn và năng lực tài chính cũng như rào cản về chính sách pháp luật.

2.4.2.3. Năng lc marketing còn yếu

Nhìn chung các công ty CTTC tại TP. HCM chưa đầu tư đúng mức cho hoạt

động quảng bá, mở rộng thị trường, các công cụ thương mại điện tử và các trang mạng chưa được khai thác hiệu quả.

2.4.2.4. Năng lc cnh tranh cht lượng dch v

Chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế vềđịa điểm giao dịch, thái độ phục vụ và khả năng đáp ứng,vv..

2.4.2.5. Năng lc cnh tranh lãi sut thp

Yếu tố cạnh tranh lãi suất đây cũng được coi là điểm yếu của các công ty CTTC. Thực tế cho thấy rằng do năng lực tài chính thấp nên khả năng huy động bị hạn chế. Ngoài ra, với các chi phí đầu vào như chi phí vận hành, bảo hiểm, lắp đặt, chạy thử được tính vào tổng giá trị tiền tài trợ cho khoản thuê nên lãi suất tài trợ của các công ty CTTC luôn cao hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh về lãi suất trên thị trường.

2.4.2.6. Năng lc uy tín, thương hiu còn nhiu hn chế

Hoạt động xây dựng thương hiệu của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế. Kết quảđiều tra cho thấy, điểm số bình quân năng lực cạnh tranh về thương hiệu của các công ty CTTC tại TP. HCM là 2.64 điểm. Đây là một điểm số rất thấp phản ánh sức cạnh tranh thương hiệu rất yếu (đứng vị trí thứ 6 trong 10 yếu tố).

2.4.2.7. Năng lc ngun nhân lc thp

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC, song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Hoạt động CTTC

đòi hỏi phải có kiến thức về kinh tế tài chính và các lĩnh vực liên quan đến tài sản cho thuê đòi hỏi nguồn nhân lực không những giỏi về kinh tế mà còn am tường về kỹ thuật. Song thực tế nguồn nhân lực ở các công ty CTTC hiện nay thiếu một trong hai yếu tố

này, bởi đa phần họ được điều chuyển từ các NHTM chủ quản sang quản lý và công

tác tại công ty CTTC. Chính vì lý do đó mà nguồn nhân lực của các công ty CTTC

chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, của nền kinh tế.

2.4.2.8. Năng lc qun trđiu hành còn nhiu bt cp

Năng lực quản trị của các công ty CTTC ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm,

điều này cho thấy yếu tố này đang ở mức trung bình yếu, muốn đứng vững trong cạnh tranh thì cần phải cải thiện nhiều.

2.4.2.9. Năng lc phát trin công ngh còn hn chế

Trình độ công nghệ của các công ty CTTC còn thấp. Chính trình độ và mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC còn thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ mà các công ty CTTC trong việc cung cấp cho khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CTTC. Việc tính toán khấu hao, kỳ

hạn nợ, xác định hao mòn vô hình là rất khó khăn.

2.4.2.10. Năng lc phát trin sn phm còn hn chế

Mặc dù, năng lực phát triển sản phẩm của công ty CTTC được đánh giá ở mức

độ cao nhất, song việc cung ứng các sản phẩm của các công ty CTTC còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế này thể hiện ở việc các công ty CTTC chưa đa dạng hoá hình thức cho thuê lẫn đối tượng cho thuê: hiện nay mới chỉ có doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV sử dụng hình thức này. Quá trình CTTC chủ yếu áp dụng hình thức CTTC có sự tham gia của hai bên, còn các hình thức khác như giao dịch bán, tái thuê chưa được sử dụng. Những hạn chế về lĩnh vực và nghiệp vụ hoạt động của các công ty CTTC phần nào dẫn đến mức độ phân tán rủi ro của các công ty này rất thấp và dẫn đến rủi ro cao. Trong khi đó, các NHTM đưa ra rất nhiều sản phẩm tiện ích đã thu hút rất nhiều khách hàng giao dịch và gửi tiền vào ngân hàng. Chính điều này đã tác động rất lớn

đến hoạt động huy động vốn của các công ty CTTC. Tài sản cho thuê không đa dạng. Thực tế cho thấy cơ cấu dư nợ theo loại hình tài sản thuê của các công ty CTTC trên

địa bàn TP. HCM hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tài sản thuê của các công ty chủ

yếu vẫn là các tài sản đơn lẻ, có tính hàng hóa cao, dễ chuyển nhượng trên thị trường, tập trung vào các loại máy móc thiết bị ở một số ngành sản xuất, chế biến như: bao bì, in ấn, nhựa, sắt thép…và các phương tiện giao thông vận tải như tàu thuyền, xà lan, ô tô. Kết quả nghiên cứu của Quỹ hỗ trợ dự án Mekong cho thấy rằng, ở TP. HCM, nơi có hoạt động CTTC phát triển nhất trong cả nước, tài sản thuê cũng chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ có tính chất phục vụ tức thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, còn thị trường cho thuê với các máy móc, thiết bị hiện đại có giá trị lớn, dây chuyền công nghệ gần như bỏ ngõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 126)