Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tàichính tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 133 - 135)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tàichính tại thành phố Hồ Chí Minh

Minh

Cầu về vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một đòi hỏi bức bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện nước ta gia nhập WTO càng tạo một áp lực lớn hơn cho các đòi hỏi này. Chính vì vậy, có được nguồn tài trợ vốn trở thành một điều kiện rất thiết yếu giúp các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cả trên sân nhà và tiến dần ra thế giới. Khi đó, nguồn tài trợ từ các công ty CTTC sẽ san sẻ bớt gánh nặng cho hệ thống NHTM. Tuy nhiên, xét trên thị trường tài chính TP. HCM hiện nay, mức độ

xâm nhập của CTTC vào mục đích tài trợ cho đầu tư còn quá thấp. Và hậu quả tất yếu là các NHTM đang phải gánh gần như toàn bộ sức ép về vốn cho nền kinh tế. Trong

khi đó, nếu xem xét tại thị trường các quốc gia phát triển thì CTTC đã thực hiện tài trợ đến 20% nhu cầu tín dụng, giảm áp lực đáng kể cho các NHTM.

Mặc dù hiện nay, trước tình hình khủng hoảng tài chính, các công ty CTTC

cũng gặp nhiều khó khăn như các ngân hàng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những khó khăn tạm thời, theo quy luật của thị trường. Thực tế hoạt động của các công ty CTTC trong thời gian qua đã cho thấy rằng phát triển thị trường CTTC là một hướng đi hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trường tài chính - tín dụng của nước ta và tiềm năng phát triển hoạt động CTTC ở nước ta cũng nhưở TPHCM là rất lớn, căn cứ vào những điều kiện thuận lợi sau:

+ Sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư cùng với chính sách hỗ trợ của Chính phủ là cơ sở quan trọng cho việc nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, cùng với việc sắp xếp lại DNNN khiến cho nhu cầu đầu tư vào máy móc thiết bị của các doanh nghiệp này là vô cùng lớn. Số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, theo thống kê tại TP. HCM hiện nay là 138.000 doanh nghiệp và dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới. Trong khi đó, CTTC là một hình thức tài trợđặc biệt phù hợp với các DNVVN mới thành lập với thủ tục đơn giản và không cần tài sản đảm bảo nên rất phù hợp với tình hình Việt Nam.

+ Tính đến hiện nay, đối tượng khách hàng chính và chiếm tỷ trọng lớn của thị

trường CTTC là các DNVVN, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc thực hiện khá thành công chủ trương cổ phần hóa các DNNN trong 10 năm qua cũng bổ sung vào lực lượng này một số lượng đáng kể các doanh nghiệp. Xét một cách toàn diện, phần lớn các DNNN sau cổ phần hóa đều tăng được sức sản xuất, tăng lợi nhuận. Đây chính là thị trường mở cho hoạt động CTTC khai thác và phát triển.

+ Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận nhiều áp lực cạnh tranh, đồng thời tốc độ phát triển khoa học công nghệ

sẽ buộc các doanh nghiệp phải liên tục đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

+ NHNN đang triển khai lộ trình mở cửa lĩnh vực CTTC theo như cam kết gia nhập WTO, theo đó đến năm 2010 sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ này. Như vậy, các công ty CTTC nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Từđó, góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển.

+ Áp lực cạnh tranh khi lộ trình mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính đã đến gần buộc các NHTM phải đa dạng hóa dịch vụ. Trở thành ngân hàng đa năng là mục tiêu của các ngân hàng hiện nay. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng còn tập trung mở rộng ngành nghề kinh doanh thông qua các công ty trực thuộc, trong đó có công ty CTTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 133 - 135)