Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho thuê tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 131 - 133)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho thuê tà

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho thuê tài chính thuê tài chính

Quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế có những tác động mạnh mẽđến hoạt

động của hệ thống các ĐCTC Việt Nam. Một mặt quá trình này tạo ra sức ép buộc các

ĐCTC phải thay đổi để thích nghi với tầm cao mới và những quy định mới khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế; mặt khác quá trình này tạo ra những cơ hội mà các

ĐCTC muốn chủđộng tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để nắm giữ.

3.1.1.1. Sc ép t các cam kết quc tế khi Vit Nam tham gia các t chc kinh tế quc tế

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ

150 của WTO sau 11 năm đàm phán và thương lượng. Trong các điều kiện để gia nhập WTO thì lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng rất

được các nước đàm phán quan tâm. Việc gia nhập WTO của Việt Nam thể hiện quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam; những quy định về thực hiện thống nhất các chuẩn mực quốc tế, sửa đổi quy định luật pháp về tài chính và đặc biệt là lộ

trình mở cửa trong lĩnh vực tài chính cho các tổ chức tài chính quốc tế tham gia vào thị

trường trong nước là những áp lực lớn buộc các công ty CTTC trong nước phải thay

đổi để hoàn thiện mình và nhất là để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Về những cam kết cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng Việt nam đã cam kết mở cửa thị trường CTTC.

Việt Nam cam kết cho phép thành lập các công ty tài chính, công ty CTTC có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với điều kiện như: Công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷđô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin thành lập công ty tại Việt Nam; Tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, việc thành lập công ty CTTC thành lập công ty CTTC liên doanh, công ty

CTTC 100% vốn nước ngoài thì phía nước ngoài phải là các NHTM nước ngoài, công

ty tài chính nước ngoài hoặc công ty CTTC nước ngoài. Nhìn chung, mức độ về cam kết mở cửa và tự do hóa dịch vụ tài chính, ngân hàng của Việt Nam là cao. Do vậy, các công ty CTTC Việt Nam đã phải có sự cải cách trước và tiếp tục tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới để chuẩn bị cho sự cạnh tranh bình đẳng với các ĐCTC nhất là các ĐCTC nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3.1.1.2. Sc ép t phía cung

Việt Nam với nền kinh tế phát triển và mở cửa hơn đã và sẽ thu hút sự tham gia của các ĐCTC nhiều hơn. Số lượng các ĐCTC nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng lên, tạo nên mức độ cạnh tranh cao hơn về số lượng các ĐCTC. Không chỉ vậy, đây là những đối thủ có tiềm lực mạnh cả về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, lại càng ngày được mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên sức cạnh tranh từ các ngân hàng này rất lớn. Nhìn chung, các ĐCTC nước ngoài có thể tiếp tục duy trì những hoạt động đối với thị trường khách hàng cao cấp nhưng cũng có thể mở rộng sang các mảng khác để cạnh tranh với ĐCTC trong nước. Với sự tham gia nhiều hơn của các ĐCTC nước ngoài, tất nhiên sự cạnh tranh khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra với ngành tài chính nhưng điều này sẽ mang lại kết quả là mỗi

ĐCTC phải hoạt động tốt hơn và như vậy, khách hàng và nền kinh tế sẽ được hưởng lợi hơn. Việc mua lại và sáp nhập có thể xảy ra tạo quy mô của các ĐCTC lớn hơn và năng lực cạnh tranh tăng thêm. Khi các hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các ĐCTC Việt Nam được dỡ bỏ, các ĐCTC nước ngoài sẽ tham gia vào các ĐCTC trong nước

nhiều hơn, giúp các ĐCTC này học hỏi kinh nghiệm một cách nhanh nhất thông qua áp dụng các nguyên tắc quản lý và quản trị rủi ro chuyên nghiệp, phát triển sản phẩm mới và tăng thêm vốn để mở rộng quy mô. Sự tham gia của một ĐCTC quốc tế có tên tuổi vào ĐCTC trong nước cũng giúp cho uy tín của ĐCTC đó trong mắt nhà đầu tư được tăng lên. Tuy nhiên, chỉ có những ĐCTC thực sự có tiềm năng phát triển thì mới nhận

được sựđầu tư từ các ĐCTC nước ngoài.

3.1.1.3. Sc ép t phía cu

Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã tạo nên nhu cầu đối với dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng. Trong khi đó, các ĐCTC nước ngoài chính là những

ĐCTC có thế mạnh trong việc phát triển các sản phẩm mới và cung ứng các dịch vụ

cao cấp. Điều này cũng tạo nên áp lực buộc các ĐCTC trong nước phải đổi mới để có khả năng đáp ứng nhu cầu và giữ thị phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 131 - 133)