Bài học cho các công ty cho thuê tàichính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.5.2. Bài học cho các công ty cho thuê tàichính tại Việt Nam

Một là, tạo môi trường thuận lợi cho các công ty CTTC phát triển bằng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động CTTC. Hầu hết các quốc gia đều xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách vững chắc. Đặc biệt, hoạt động CTTC luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong từng giai đoạn để có chính sách hỗ trợ kịp thời và tháo gỡ khó khăn như chính sách ưu đãi về thuế, hoạt động xuất nhập khẩu.

Hai là, tăng cường năng lực tài chính cho các công ty CTTC bằng việc tăng vốn tự có bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện liên doanh liên kết và hoạt động CTTC cần gắn bó chặt chẽ với nhà sản xuất và đặc biệt là các công ty CTTC cần lựa chọn cho mình một thị trường sản phẩm cụ thể, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thi công cơ giới.

Ba là, đẩy mạnh phát triển dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc

đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để

nhằm thoả mãn những yêu cầu khác nhau của từng loại khách hàng.

Bốn là, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội CTTC, thông qua tổ chức hiệp hội này giúp các công ty CTTC nắm bắt thông tin thị trường, liên kết trong hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là có tiếng nói chung nhằm phát huy tối đa sức mạnh của mình cũng như giúp Chính phủ có những điều chỉnh chính sách kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và

đánh giá năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc sử

dụng thực lực và lợi thế nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng

để thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải thiện vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay quan

điểm của Michael Porter là có ảnh hưởng lớn nhất. Những luận điểm nổi bật nhất của ông là sử dụng mô hình kim cương để phân tích cạnh tranh. Về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó quan trọng nhất là trình độ và năng lực quản lý; trình độ công nghệ; trình độ nguồn nhân lực; năng lực tài chính; năng lực nghiên cứu và triển khai.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, trên thế giới hiện nay áp dụng nhiều mô hình, trong đó phổ biến nhất là mô hình SWOT, mô hình của Michael Porter,

mô hình hình ảnh cạnh tranh và mô hình các yếu tố bên trong do Thompson -

Strickland đề xuất. Phương pháp của Thompson - Strickland được xem là phù hợp với

điều kiện nghiên cứu luận án này nên đã được lựa chọn để đo năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh, có hai việc quan trọng là: (1) xác định các trọng số của các yếu tố năng lực cạnh tranh đối với ngành CTTC và (2) đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

Đối tượng khảo sát là các doanh nhân và chuyên gia am hiểu vấn đề. Kích thước mẫu xác định theo chuẩn của yêu cầu thống kê. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS. Từ kết quả khảo sát sẽ xây dựng được ma trận năng lực cạnh tranh, cho phép kết luận về năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)