Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 151 - 157)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY

3.2.4. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ

3.2.4.1. Gia tăng năng lc sn phm

Tập trung tối đa nguồn lực để tiếp tục phát triển các sản phẩm phù hợp cho từng

đối tượng khách hàng. Để thực hiện được sách lược này, các công ty CTTC cần phát triển dịch vụ mang tính tiện ích và hiện đại. Đối với mỗi công ty CTTC, việc đa dạng hóa các sản phẩm, cần gắn liền với việc chuyên môn hóa các dịch vụ mà khách hàng của mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải. Công ty CTTC phải xác định được sản phẩm trọng tâm hóa của mình và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó. Các công ty CTTC quy mô nhỏ thận trọng khi đầu tư cung cấp các sản phẩm dịch vụ phức tạp. Hiện nay, công ty CTTC nhỏ nên nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng, giảm bớt chi phí, thủ tục. Việc phát triển các sản phẩm mới thực hiện từng bước thận trọng. Còn các công ty CTTC lớn trong quá trình phát triển sản phẩm mới và hiện đại hóa công nghệ nên chú ý đến khả năng tích hợp đồng bộ và hiệu quả đầu tư.

+ Đa dng hóa các phương thc cho thuê tài chính

CTTC bao gồm nhiều phương thức thuê, nhưng hiện tại 90% các giao dịch thuê

tài sản là thuê tài chính thuần (CTTC hai bên và CTTC ba bên). Hình thức CTTC này

không mấy khác biệt so với hình thức tài trợ vốn trung dài hạn của ngân hàng hay các quỹ đầu tư nên CTTC sẽ khó giành ưu thế so với ngân hàng. Do đó, các cơ quan chức năng cần điều chỉnh những bất cập trong các quy định để các công ty CTTC có thể mở

rộng sang các hình thức cho thuê khác.

- Phương thức mua và cho thuê lại

Thực chất nghiệp vụ này nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về tài chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tái cấu trúc vốn và tăng nguồn vốn lưu

động. Thông thường là các tài sản nhập khẩu có giá trị cao, thuộc diện được miễn thuế

nhập khẩu. Do đó, để ngăn ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng

ưu đãi này để trốn thuế, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định những tài sản này nếu bán lại ở thị trường Việt Nam thì phải được Bộ thương mại cho phép. Với những thủ tục nhiêu khê để được Bộ thương mại cho phép đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nản lòng. Hơn nữa, việc bán lại tài sản cho các công ty CTTC sẽ làm phát sinh thêm các khoản thuế VAT, thuế thu nhập từ việc bán tài sản khiến cho chi phí của việc bán và tái thuê tăng lên, làm cho hình thức này trở nên kém hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần xem xét miễn thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cũng như miễn giảm thuế thu nhập từ việc bán tài sản. Đồng thời cần có sự phối hợp liên bộ giữa Bộ

thương mại và NHNN để hình thức mua và cho thuê lại thực sự phát huy hiệu quả. Riêng đối với các DNNN, do các tài sản đó thuộc sở hữu Nhà nước nên việc quyết định bán, chuyển nhượng tài sản phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý. Vì vậy để tạo cơ hội CTTC các DNNN, các ban ngành liên quan cần ban hành, sửa đổi qui

chế quản lý, sử dụng tài sản trong các DNNN, cho phép doanh nghiệp được chủ động thực hiện phương án sử dụng vào hình thức bán rồi thuê lại. Đồng thời, thủ tục mua bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản ở các DNNN cần đơn giản hóa để không làm lỡ

cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng không để tình trạng lợi dụng việc mua sắm, chuyển nhượng tài sản để tham ô và làm thất thoát tiền bạc của Nhà nước.

- Phương thức cho thuê vận hành

Để tạo thêm điều kiện phát triển hoạt động CTTC, tháng 06/2004, NHNN đã có quyết định cho phép các công ty CTTC thực hiện hình thức cho thuê vận hành. Đây là bước tháo gỡ rất hữu hiệu cho những bế tắc hiện tại của các công ty CTTC, giúp họ

mau chóng xử lý các tài sản thu hồi, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không được phép sở hữu tài sản như các văn phòng đại diện hoặc các đơn vị có thời gian hoạt động ngắn. Hình thức này thích hợp với các mặt hàng như ô tô, thiết bị văn phòng hoặc vỏ container nhưng các chi phí phát sinh như

tiền thuê kho bãi chứa hàng và đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì lớn nên cũng hạn chế phần nào hiệu quả. Vì vậy để phát triển hình thức này cần phát triển thị trường mua bán máy móc thiết bị cũ. Việc phát triển thị trường mua bán máy móc thiết bị cũở nước ta là cần thiết, giúp các công ty CTTC khi thu hồi tài sản do kết thúc hợp đồng hoặc khách hàng vi phạm hợp đồng có thể bán lại trên thị trường này, nhanh chóng thu hồi vốn và hạn chếđược nhiều chi phí.

- Phương thức cho thuê giáp lưng

Phương thức này được thực hiện trong trường hợp bên đi thuê chưa đủ uy tín

đối với bên cho thuê, ví dụ công ty CTTC nước ngoài chỉ chấp nhận cho những công ty lớn của Việt Nam thuê, thì thông qua sựđồng ý của bên cho thuê, bên đi thuê thứ nhất (công ty lớn) đứng ra thuê tài sản rồi cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản đó. Phương

thức này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc thuê mua những trang thiết bị hiện đại của thế giới. Phương thức này cũng có thể áp dụng trong trường hợp bên đi thuê thứ nhất chưa hết hợp đồng thuê nhưng đã chấm dứt nhiệm vụ hoạt động của tài sản, có thể cho bên thuê thứ hai thuê lại bằng một hợp đồng CTTC và như thế gánh nặng về chi phí thuê tài chính sẽ chuyển cho bên thuê thứ hai. Tuy nhiên, phương thứ này vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam. Vì thế, NHNN cần tạo điều kiện cũng như có những văn bản hướng dẫn thực hiện phương thưc này để các công ty CTTC có thểđa dạng dịch vụ, góp phần thúc đẩy hoạt

động CTTC phát triển.

+ Đa dng hóa tài sn cho thuê

Theo qui định hiện hành, CTTC chỉ áp dụng đối với các loại động sản, còn bất

động sản như nhà xưởng, đất đai chưa được xếp vào loại tài sản CTTC. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế do trên thế giới phần lớn tài sản CTTC là bất động sản, làm hạn chế hoạt động của các công ty CTTC.

Hiện nay, hầu hết các DNVVN mới thành lập, vốn kinh doanh còn nhỏ nên

không đủ điều kiện để có thể tạo lập bất động sản. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều thuê mướn văn phòng, nhà xưởng để hoạt động. Tuy nhiên, việc này gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp do giá thuê cao đặc biệt là các khu vực nội thành, thời hạn thuê ngắn khiến doanh nghiệp không chủđộng được trong sản xuất kinh doanh. Với xu thế

hiện nay, các chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách xây dựng các nhà xưởng, văn phòng rồi bán hoặc cho thuê lại và hiện tượng cho thuê cao ốc văn phòng đang rất thịnh hành. Nhưng các công ty chủđầu tư cũng gặp khó khăn về vốn đầu tư xây dựng, nhiều doanh nghiệp cũng không đủ tiền để có thể mua ngay bất động sản. Vì vậy, nếu

được phép giao dịch CTTC bất động sản thì sẽ giải quyết được những khó khăn trên,

phủ nên mở rộng tài sản cho thuê sang cả bất động sản và có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng và sở hữu bất động sản cho thuê.

+ M rng đối tượng cho thuê tài chính

Theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP, đối tượng thuê là các tổ chức, cá nhân hoạt

động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.

Đây là bước cải cách đáng kể so với Nghị định 64/CP vì văn bản này chỉ cho phép doanh nghiệp mới được thuê tài sản cho mục đích kinh doanh hợp pháp. Tuy NHNN

đã cho phép cá nhân được thuê tài chính nhưng vẫn còn hạn chế về đối tượng. Theo Thông tư hướng dẫn số 08/2001/TT-NHNN lại hạn chế cá nhân vào diện phải đăng ký kinh doanh và hộ gia đình. Như vậy, một bộ phận không nhỏ những người thật sự cần vốn như các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xã viên hợp tác xã, các trang trại…lại khó tiếp cận phương thức tài trợ này.

Bên cạnh đó, theo điều 23 và 26 Nghị định 16/2001/NĐ-CP qui định bên thuê phải nộp báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho bên thuê. Điều này là chưa hợp lý và không khả thi khi đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp mới thành lập, là cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, cần có những văn bản bổ sung, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về việc mở rộng đối tượng cho thuê sang các cá nhân, hộ kinh tế gia đình, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trang trại…và các đối tượng này chỉ cần cung cấp phương án, mục đích sử

dụng tài sản thuê và các hồ sơ pháp lý khác như chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận trang trại…

3.2.4.2. Nâng cao năng lc cht lượng dch v

Làm tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng được xem là những thứ hơn cả “nụ

với công ty, trong đầu họ thường hình thành những nhận thức về thương hiệu hơn hẳn nhận thức thông qua quảng cáo từ các phương tiện truyền thông tiếp thị. Các công ty CTTC, cần hiểu rõ sự thành công của công ty đó là sự gia tăng về chất lượng dịch vụ.

Để gia tăng chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC cần thực hiện tốt việc chăm sóc

khách hàng. Ngoài hoạt động CTTC, các công ty CTTC nên phát triển thêm các dịch

vụ tư vấn nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

+ Tư vn tài chính, đầu tư

Với những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, các công ty CTTC có thể tư vấn cho khách hàng nên đầu tư vào loại sản phẩm nào, mức độ bao nhiêu…nhằm hạn chế

bớt những quyết định đầu tư sai lầm.

+ Tư vn la chn máy móc, thiết b

Thị trường máy móc thiết bị hiện nay rất lớn với nhiều chủng loại, tính năng, công suất, nguồn gốc...Khi có nhu cầu đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc chọn lựa thiết bị vì thiếu am hiểu về tính năng kỹ thuật, công dụng, hiệu quả của loại máy cần đầu tư trong một thị trường máy móc rộng lớn. Trong khi đó, các công ty CTTC lại có điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, nhiều nhà cung cấp, nhiều loại máy móc khác nhau nên sẽ hiểu rõ về thị trường máy móc, ý kiến tư vấn của họ sẽ giúp khách hàng phần nào lựa chọn đúng loại máy móc thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó, các công ty nên tận dụng những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình để thực hiện dịch vụ tư vấn, vừa đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, vừa hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê vì đã giúp khách hàng tránh đầu tư vào những dự án có thể gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 151 - 157)