Nâng cao năng lực tàichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 138 - 145)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY

3.2.1. Nâng cao năng lực tàichính

Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính của các công ty CTTC rất thấp nhưng trọng số ngành cao, nên cải thiện yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Để cải thiện năng lực này, điều quan trọng nhất là phải tự mình nỗ lực, cấu lại nguồn vốn, trước hết, cần gia tăng khả năng huy động vốn của các công ty CTTC.

3.2.1.1. Đa dng hóa ngun vn hot động

Chủ động được nguồn vốn kinh doanh với giá rẻ sẽ tạo ưu thế quan trọng để

nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận cho chính các công ty CTTC.

+ Tăng vn điu l

Nguồn vốn kinh doanh của các công ty CTTC bao gồm vốn tự có và vốn huy

quy mô của các công ty CTTC chỉ tương đương một ngân hàng cổ phần loại nhỏ, thậm chí còn thấp hơn, do đó khả năng tài trợ cho một khách hàng bị hạn chế rất nhiều. Thực tế từ năm 2000 đến 2012, tất cả các công ty CTTC đang hoạt động và có đóng góp cho hệ thống tài chính nhưng các công ty lại rất ít chú trọng tăng vốn điều lệ trong khi cũng cùng điều kiện như vậy, hệ thống các NHTM lại liên tục bổ sung vốn điều lệ. Cụ thể

các NHTM quốc doanh với mức tăng 15-18%/năm, còn các NHTM cổ phần có một số

trường hợp nổi bật như ACB tăng vốn từ 70 tỷ (1994) lên 2.630 tỷ đồng (2005), Sacombank tăng từ 30 tỷ (1991) lên 4.449 tỷđồng (2007)... Mặc dù hiện nay, tất cả các công ty CTTC đều đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CPngày 22 tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên mức vốn điều lệ như thế

là quá thấp để có thể tài trợ cho các dự án lớn. Do đó, các công ty CTTC nên mạnh dạn tăng thêm vốn tự có bằng cách phát hành các giấy tờ có giá.

+ Đa dng hoá các sn phm huy động vn dài hn

Bên cạnh nguồn vốn tự có và vốn đi vay thì đây là một nguồn vốn quan trọng với chi phí thấp hơn đi vay, thời gian lại linh hoạt hơn và đây cũng là nguồn đầu vào

ổn định. Hiện nay hầu hết các công ty CTTC đều thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi này song lượng vốn huy động được trên thực tế còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do phần lớn khách hàng cho đến nay vẫn quen giao dịch với các ngân hàng. Do đó, để thu hút được nguồn vốn này đòi hỏi các công ty CTTC phải đa dạng hoá các phương thức huy động và kỳ hạn huy động.

+ Phát hành trái phiếu

Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian qua và đã chứng tỏ được những ưu điểm của nó. Với việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp vừa có được nguồn vốn để

hoạt động, vừa đảm bảo được việc sử dụng vốn theo đúng kế hoạch đã xây dựng của mình. Tuy nhiên, thành công của việc phát hành trái phiếu phụ thuộc nhiều vào uy tín của doanh nghiệp, vào tính hấp dẫn của trái phiếu (về lãi suất, về tính thanh khoản...)

Từ các đặc tính trên, có thể thấy các công ty CTTC đang rất thuận tiện để có thể

huy động vốn bằng phương thức này. Trước hết, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các công ty CTTC là công ty thuộc khối Tài chính – Ngân hàng, một lĩnh vực đang rất được ưa chuộng. Chính vì vậy, công ty CTTC nên tận dụng lợi thế này để phát triển nguồn vốn hoạt động của mình.

Bên cạnh việc tận dụng lợi thế trên, các công ty CTTC nên bổ sung vào đó những phương thức hiệu quả để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu như: chia lãi suất trái phiếu thành hai phần, bao gồm phần lãi suất cơ bản được tính theo lãi suất huy động tiền gởi dài hạn và phần lãi suất thả nổi được trả thêm tùy thuộc vào kết quả hoạt động của công ty; hoặc một sốưu đãi về việc chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai...để

kích thích sự tham gia của những người đang sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi

Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao như hiện nay thì TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật của thị trường tài chính. Việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường hiện nay vì thế cũng gặp không ít khó khăn. Việc này đòi hỏi các công ty CTTC phải có kế hoạch phát hành trái phiếu cụ thể với những bước thực hiện rõ ràng trong ngắn hạn cũng như dài hạn thì biện pháp này mới

đem lại hiệu quả cao.

+ Tn dng ngun vn t các định chế tài chính nước ngoài

Các nguồn vốn có tính chất hỗ trợ với lãi suất rất thấp từ các định chế tài chính

đa dạng. Chính vì vậy, tận dụng được nguồn vốn này cũng là một cách thức đểđa dạng

hóa các hình thức huy động vốn cho các TCTD nói chung và các công ty CTTC nói

riêng. Hiện nay, các TCTD đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn vốn theo các dự án như

Quỹ phát triển nông thôn quốc tế,vv…Chẳng hạn ngân hàng Á Châu đã phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm có được nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho các DNVVN

như chương trình SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là chương

trình phối hợp giữa Ngân hàng Á Châu với cộng đồng Châu Âu, chương trình SMEFP

(Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa Ngân

hàng Á Châu với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản... Do đó, các công ty CTTC cần có những phương thức để tiếp cận và khai thác các nguồn vốn này.

+ Liên doanh, liên kết vi các doanh nghip, t chc tín dng

Liên doanh, liên kết với các TCTD nước ngoài là một phương thức mà các

Ngân hàng của Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt. Thông qua lien doanh, liên kết, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của TCTD được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, các Ngân hàng còn học hỏi được nhiều kỹ năng, nghiệp vụ cũng như chiến lược kinh doanh của các tổ chức nước ngoài.

Tận dụng thời cơ trên, các công ty CTTC của Việt Nam cũng có thể tiếp thu những kinh nghiệm này để lựa chọn cho mình một đối tác thích hợp. Để thực hiện điều này, các công ty CTTC cần xây dựng một chiến lược cụ thểđể có thể thành công trong việc thương lượng những điều khoản có lợi cho cả đôi bên cũng như có được sự trợ

giúp về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc hợp tác liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài. Có như vậy, việc đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động từ liên doanh, liên kết mới

+ Tn dng ngun vn tr chm trong thanh toán vi nhà cung ng

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt thì hình thức thanh toán trả chậm trong giao dịch kinh doanh ngày càng phổ biến.

Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, sự xuất hiện của các nhà cung ứng nước ngoài cũng sẽ tăng lên. Và các nhà cung ứng này cũng tuân theo quy luật kinh doanh, với lợi thế về chi phí vốn sản xuất thấp nên họ sẵn sàng cung ứng máy móc thiết bị theo hình thức thanh toán trả chậm trên thị trường Việt Nam. Các nhà cung ứng này sẽ ưu tiên hơn cho các công ty CTTC vì có sựđảm bảo hơn về tài chính so với việc mua bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng. Vì vậy, các công ty CTTC nên tận dụng lợi thế này, ký kết điều khoản thỏa thuận thời hạn thanh toán chậm trả cho nhà cung ứng.

Tuy nhiên, thời hạn này dài hay ngắn là phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của công ty CTTC với nhà cung cấp cũng như khả năng tài chính của nhà cung cấp. Và trong khoảng thời gian đó, nguồn vốn phải thanh toán cho nhà cung cấp có thể được công ty CTTC sử dụng một cách hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cho công ty CTTC. Như vậy, nếu tận dụng được lợi thế này thì đây là cơ hội tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty CTTC và giảm chi phí thuê cho bên đi thuê do chi phí sử dụng vốn của bên cho thuê giảm. Để biện pháp này đạt hiệu quả, các công ty CTTC cần xây dựng chiến lược tìm kiếm nhà cung cấp đồng thời xác định các loại máy móc thiết bị có nhu cầu cung ứng cao trên thị trường và có khả năng đem lại lợi ích cho các bên.

+ C phn hóa các công ty cho thuê tài chính

Hiện nay, đa số các công ty CTTC tại TPHCM đều là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong đó có 3 công ty trực thuộc NHTM quốc doanh và 2 công ty trực thuộc NHTM cổ phần. Chính sự kém đa dạng trong loại hình công ty CTTC là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động CTTC kém phát triển. Do đó, để nâng

cao hiệu quả kinh doanh thì cần phải tái cơ cấu lại các công ty CTTC theo hướng cổ

phần hóa. Hơn nữa, việc cổ phần hóa các công ty CTTC cũng là xu thế tất yếu của thị

trường tài chính trong xu thế hội nhập nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư vào công ty nhằm năng cao năng lực cạnh tranh cho chính bản thân các công ty CTTC, góp phần thúc đẩy thị trường CTTC phát triển. Việc cổ phần hóa tuy mới mẻ đối với lĩnh vực CTTC nhưng lại phù hợp với xu thế mở cửa thị trường tài chính và thông qua đó công ty CTTC có tính độc lập hơn trong kinh doanh và không bị chi phối bởi ngân hàng mẹ. Chính phủ và các ban ngành cần đưa ra các qui định và phương pháp phù hợp

để thực hiện việc cổ phần hóa các công ty trong lĩnh vực CTTC này.

3.2.1.2. Thc hin các bin pháp phòng chng ri ro

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng không thể tránh khỏi rủi ro. Mặc dù tài trợ qua hoạt động CTTC có độ rủi ro thấp hơn một số loại hình tài trợ khác nhưng do tài trợ CTTC thường có thời gian dài với khoản vốn tài trợ không nhỏ thì vấn đề phòng chống rủi ro trong kinh doanh của các công ty CTTC là rất cần thiết.

+ Phòng chng ri ro v thiết b

Mặc dù công ty CTTC vẫn là người sở hữu tài sản trong suốt thời gian cho thuê nhưng người lựa chọn tài sản thuê lại là doanh nghiệp. Do vậy, để phòng tránh các rủi ro về tài sản cho thuê trong trường hợp kết thúc hợp đồng thuê cũng như trong trường hợp hợp đồng thuê bị phá vỡ, công ty CTTC cần phân tích để đánh giá tài sản dự kiến cho thuê trên các khía cạnh: giá mua, loại tài sản, công nghệ, chất lượng tài sản, khả

năng vận hành, bảo dưỡng và các dịch vụ cần thiết...Tài sản dùng để cho thuê phải là các tài sản phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp thuê, có tuổi thọ hoạt động cao, có khả năng duy trì được giá trị và có thể bán lại một cách dễ dàng trên thị trường máy móc thiết bị cũ.

+ Công tác kim tra theo dõi hot động ca tài sn thuê

Đây là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian trong trường hợp tài sản thuê có tầm hoạt động rất rộng hoặc lắp đặt, vận hành rải rác… Đối với tài sản thuê, quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc công ty CTTC nên công ty phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nó thế nào để kịp thời phát hiện những sai sót cũng như hiệu quả sử dụng của nó nhằm chấn chỉnh kịp thời, phát huy cao nhất năng suất sử dụng của máy móc thiết bị. Công tác kiểm tra này nên tổ chức sao cho thuận tiện không những đối với công ty CTTC mà còn thuận lợi cho doanh nghiệp thuê trong việc sử dụng máy móc thiết bị

trong sản xuất kinh doanh. Những cuộc kiểm tra không báo trước thường có một kết quả khả quan vì có thể tận mắt chứng kiến hoạt động của máy móc.

+ Xây dng các mu hp đồng cht ch v mt pháp lý

Đối với các trường hợp cho thuê khác nhau cần có các quy định ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia phù hợp, đảm bảo quyền lợi của công ty, quyền lợi của khách hàng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động của công ty.

3.2.1.3. Gia tăng năng lc cnh tranh lãi sut

Trong chiến lược cạnh tranh thì yếu tố giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc chiến lĩnh thị phần và thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực huy

động và cho vay thì vấn đề cạnh tranh về giá không phải là biện pháp khả dĩ. Do đó,

đối với công ty CTTC để thực hiện cạnh tranh lãi suất thì thực hiện tốt chính sách “xây dựng mối quan hệ song phương với những đối tác chính”. Vì thông qua xây dựng mối quan hệ song phương với các đối tác, công ty CTTC sẽ tận dụng được vốn và công nghệ của các đối tác, cụ thể các công ty CCTC cần liên kết với các doanh nghiệp trong việc bán hàng trả chậm, các nhà cung cấp còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu, tiếp thị hoạt động CTTC đến với khách hàng. Trong điều kiện thông tin về

hoạt động này còn hạn chế, việc doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ nào phần lớn là do nhà cung cấp tư vấn. Như vậy, các công ty CTTC nên lựa chọn những nhà cung cấp chiến lược và tạo dựng mối hợp tác chặt chẽ. Chẳng hạn, để phát triển dịch vụ CTTC xe ôtô, công ty CTTC ký thỏa thuận hợp tác phát triển khách hàng để phục vụ CTTC với các đại lý xe ô tô. Theo bản thoả thuận này, hai bên sẽ ưu tiên giới thiệu và phát triển khách hàng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và cùng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các bên cũng sẽ cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của nhau để thu hút và mở rộng khách hàng.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của bên cho thuê và bên thuê, mọi tài sản cho thuê đều phải mua bảo hiểm. Do đó, công ty bảo hiểm cũng đóng vai trò nhất định trong hoạt động CTTC. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với công ty bảo hiểm, các công ty CTTC có thểđảm bảo khách hàng của mình sẽ có được sự hỗ trợ nhanh chóng,

đầy đủ khi có thiệt hại xảy ra với tài sản thuê. Khách hàng sẽ yên tâm sử dụng tài sản thuê khi đã mua bảo hiểm. Chẳng hạn, công ty VILC ký hợp đồng hợp tác với công ty Bảo Việt Sài Gòn, trong đó nếu khách hàng yêu cầu công ty tài trợ luôn cả phần bảo hiểm thì tài sản thuê sẽ được mua bảo hiểm của công ty Bảo Việt Sài Gòn. Đồng thời, là khách hàng lớn của Bảo Việt Sài Gòn nên VILC được dành cho những ưu đãi như hạ

phí bảo hiểm với cùng mức bồi thường như những khách hàng khác, ưu tiên hỗ trợ giải quyết hồ sơ và tối đa hóa mức bồi thường bảo hiểm khi có sự cố xảy ra với những tài sản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 138 - 145)