ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 120)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN

NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Ảnh hưởng của của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố thị trường có ảnh hưởng tương đối rõ nét

đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM. Kết quả khảo sát cụ thể được trình bày trong Bảng 2.32.

Bảng 2.32: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm

trung bình

Hướng tác động

1. Lãi suất huy động vốn cao ảnh hưởng đến CTTC 4.040 -

2. Cầu cho thuê tài chính tăng 3.826 +

3. Sự phát triển của TTTC tác động đến CTTC 3.346 +

4. Sự gia tăng của các chi nhánh TCTD 3.306 -

5. Lãi suất cho thuê giảm tác động đến CTTC 3.020 +

Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM phải kể đến là: huy động vốn cao sẻ ảnh hưởng đến hoạt động CTTC (điểm trung bình 4,04/5). Khi lãi suất đầu vào cao thì chi phí cho thuê sẽ tăng lên và lãi suất tài trợ cho thuê tăng dẫn tới ít khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC, hệ quả

là năng lực cạnh tranh của công ty suy suy giảm. Mặt khác, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các TCTD trong việc huy động vốn, sử dụng các hình thức để lách luật thực hiện huy động vượt trần điều này cũng làm giảm đi khả năng huy động của các công ty CTTC.

Yếu tố tác động mạnh thứ hai là: cầu CTTC tăng, ở Việt Nam thì theo đánh giá của các chuyên gia thì trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là DNNVV rất thấp và khả năng tiếp cận vốn của NHTM là rất khó khăn nên nhu cầu CTTC là rất lớn (các chuyên gia cho điểm trung bình là 3,826/5).

Yếu tố ảnh hưởng vừa phải đến năng lực cạnh tranh là sự phát triển của TTTC sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các công ty CTTC. Bởi khi TTTC phát triển thì các công ty CTTC có nhiều cơ hội để phát triển các nghiệp vụ và dễ dàng thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu,vv… (các chuyên gia đánh giá sự tác động của yếu tố này là 3.346/5).

Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là sự gia tăng của các TCTD. Sự

gia tăng của các TCTD, các chi nhánh của các NHTM được mở rộng và trải dài trên tất cảđịa phương làm giảm đi thị phần của các công ty CTTC. (điểm trung bình phản ánh mức độ ảnh hưởng là 3,306).

Yếu tố lãi suất tài trợ cho thuê giảm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các

công ty CTTC. Với chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích các DNNVV

của các định chế tài chính sẽ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các công ty CTTC (các chuyên gia đánh giá tác động của yếu tố này ở mức độ 3.020).

Hoạt động CTTC có mối liên hệ chặt chẽ với TTTC, sự phát triển của các

ĐCTC như bảo hiểm, thị trường chứng khoán sẽ là động lực cho sự phát triển của ngành CTTC. TTCK Việt Nam được hình thành và phát triển khoảng 13 năm đã đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống tài chính nước nhà. Tuy nhiên, số lượng hàng hoá trên thị trường còn đơn điệu. Nhìn chung, số lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam còn ít về số lượng và chủng loại. Giá trị niêm yết chỉ tập trung là cổ

phiếu mà chưa có các công cụ tài chính phái sinh. Ngoài ra, các công ty niêm yết trên TTCK cũng chưa đa dạng về ngành nghề và chưa đại diện cho nền kinh tế. Ngoài ra, sự

phát triển thiếu bền vững của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động của các công ty CTTC. Ngành bảo hiểm cũng có sự

tăng trưởng mạnh, doanh thu bảo hiểm tăng lên trên cả 2 lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. Mối quan hệ giữa ngành CTTC và các ngành này ngày càng chặt chẽ. Hiện nay các công ty bảo hiểm đứng ra liên kết góp vốn thành lập công ty CTTC, hoặc liên kết thực hiện đầu tư,… Các công ty CTTC cũng tham gia vào TTCK dưới nhiều hình thức như phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu,vv…. Tuy nhiên mức độ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành này là chưa cao và chưa dẫn đến giảm chi phí sản xuất, ví dụ như các công ty chứng khoán không liên kết với các công ty CTTC trong việc phục vụ khách hàng và chia sẻ thông tin, mà tự mình thiết lập hệ thống quản lý khách hàng riêng dẫn

đến gia tăng chi phí quản lý điều hành và cả thuê nhân sự.

2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố luật pháp và chính sách có ảnh hưởng khá mạnh mẽđến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Trong 6 yếu tốđược khảo sát

thì 4 yếu tố ảnh hưởng rất rõ nét (điểm trung bình ≥ 3,69). Yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV (điểm bình quân được chuyên gia đánh giá là 3,89 trên tổng số 5 điểm). Các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng xấu

đến hoạt động của công ty CTTC là tình trạng tham nhũng (điểm trung bình là 3,84), những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ (điểm trung bình 3.78). Bên cạnh đó, là những bất ổn của nền kinh tế như cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mô hình tăng trưởng

đang chú trọng chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu, đầu tư công còn dàn trải, chưa hiệu quả cũng tác động xấu đến hoạt động của các công ty CTTC.

Bảng 2.33: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung

bình Hướng tác động 1. Chính sách khuyến khích phát triển DNNVV 3.89 + 2. Tình trạng tham nhũng 3.84 - 3. Những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ 3.78 - 4. Bất ổn của nền kinh tế 3.69 - 5. Quản lý hoạt động CTTC còn bất cập 3.35 - 6. Thủ tục hành chính còn rườm rà 3.10 - Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 12).

2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC tại TP. HCM. Trong 7 yếu tố được khảo sát, các chuyên gia đánh giá 5 yếu tốảnh hưởng mạnh (điểm trung bình trên 3.70).

Nổi bật là tác động xấu của chi phí vận chuyển cao (điểm trung bình 4.21). Với hoạt động CTTC thì chi phí vận chuyển tăng sẽ cộng thêm chi phí để tính vào tổng giá trị tiền tài trợ cho phương án yêu cầu CTTC nên sẽ giảm đi năng lực cạnh tranh (yếu tố

này được các chuyên gia đánh giá là 4.21/5). Một yếu tố môi trường khác không thuận lợi là hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nhân lực cho ngành CTTC nói riêng còn yếu (các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này ở mức quan trọng (4/5 điểm tối đa). Hệ thống trường lớp chưa đáp ứng yêu cầu chuyên sâu về

nghiệp vụ cho thuê tài chính, đặc biệt là các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và giao tiếp còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.34: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM

Tiêu chí Điểm trung

bình

Hướng tác động

1. Chi phí vận chuyển cao 4.21 -

2. Chi phí điện cao 4.10 - 3. Hệ thống đào tạo còn bất cập 4.01 - 4. Chi phí dịch vụ cao 3.77 - 5. Hệ thống giao thông kém 3.76 - 6. Hệ thống đường truyền thấp 3.41 - 7. Hệ thống thanh toán kém 3.77 - Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 12).

Trong những năm qua, công nghệ tin học, viễn thông cũng từng bước phát triển mạnh. Đây là những ngành đã đem lại lợi ích quan trọng cho ngành ngân hàng nói chung và ngành CTTC nói riêng trong việc kết nối hệ thống mạng nội bộ và kết nối toàn cầu. Việc kết nối mạng hệ thống toàn cầu đã cho phép các ĐCTC liên kết với

nhau và chia sẻ tài nguyên, tiết kiệm chi phí qua đó nâng cao hiệu quả. Bên cạnh ngành tin học, viễn thông, hệ thống giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng nói chung và ngành CTTC nói riêng. Để phục vụ

công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành CTTC, bên cạnh hệ thống các trường đại học thuộc khối kinh tế và chuyên ngành tài chính ngân hàng còn có các học viện, trung tâm chuyên đào tạo cho cán bộ ngân hàng nhưĐại học ngân hàng TP. HCM, Học viện Ngân hàng và Trung tâm đào tạo ngân hàng. Sự hiện diện của ngày càng nhiều Trung tâm đào tạo đối với đội ngũ cán bộ tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện cho sựđổi mới, cải tiến trong nội dung đào tạo để phục vụ yêu cầu phát triển của ngành CTTC.

2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 120)