Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) Các cơ hội (O) Nhóm chiến lược S – O

(Các chiến lược phát

huy điểm mạnh bên trong

để tận dụng cơ hội )

Nhóm chiến lược W - O (Các chiến lược tranh thủ

cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu) Các thách thức (T) Nhóm chiến lược S – T (Các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ) Nhóm chiến lược W – T (Các chiến lược cải thiện điểm yếu để tránh các mối đe doạ bên ngoài)

Nguồn: Khái luận về quản trị chiến lược [4].

1.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter

Michael Porter đề xuất mô hình kim cương để phân tích năng lực cạnh

tranh của một quốc gia. Theo mô hình này, năng lực cạnh tranh của quốc gia phụ

thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của các ngành trong quốc gia đó. Khi thế

giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ

các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty. Mô hình kim cương của Michael Porter đưa ra cách phân tích để hiểu bản chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình này được trình bày trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990). Mô hình được diễn tả bằng khối tứ diện, 4 đỉnh là: công ty (với đặc trưng chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh); các yếu tố cung; các yếu tố

cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Khối tứ diện chịu tác động của hai yếu tố “bên ngoài” là cơ hội và Chính phủ. Hình tứ diện cho thấy tiềm năng lợi nhuận của một ngành. Mô hình kim cương đưa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất và

Sơ đồ 1.2: Mô hình kim cương của Michael Porter

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Michael Porter [20].

Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của Michael Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc tế của các công ty.

Một là, chiến lược, cơ cấu, đối thủ cạnh tranh của công ty: đây là điều kiện ảnh hưởng đến việc thành lập các công ty, đến tổ chức và quản lý công ty. Ởđây các lĩnh vực văn hoá đóng một vai trò quan trọng. Ở các quốc gia khác nhau, các yếu tố như cơ

cấu quản lý, đạo đức kinh doanh, các tác động qua lại giữa các công ty được hình thành khác biệt nhau. Điều này sẽ cung cấp những lợi thế và bất lợi cho những ngành công nghiệp riêng. Việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong một quốc gia có thể tạo cơ sở để đạt được lợi thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Hai là, các yếu tố cung: hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố

Chiến lược Chính phủ Vốn cho Sản xuất Cơ hội Ngành CN hỗ trợ Nhu cầu

sản xuất như lao động kỹ năng, kết cấu hạ tầng… chúng có liên quan đến cạnh tranh cho những ngành riêng.

Ba là, các yếu tố cầu: các điều kiện của cầu tác động đến không gian, xu hướng cải tiến và phát triển sản phẩm. Các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính: nhu cầu và sở thích người tiêu dùng; phạm vi và tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó truyền những sở thích từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài.

Bốn là, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: một ngành công nghiệp thành công có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan. Những ngành công nghiệp cung cấp có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hoá các ngành ở những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá trị. Bên cạnh những nhà cung cấp, những ngành công nghiệp hỗ trợ rất quan trọng. Đây là những ngành công nghiệp có thể phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bổ sung.

Mô hình này đã lý giải những lực lượng thúc đẩy sự đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên năng lực cạnh tranh quốc tế của các công ty. Sự sẵn có các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh là cần thiết cho các công ty để có thể tiếp cận; chiến lược của các công ty là cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực; các quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong công ty,… “cộng hưởng” thúc đẩy các công ty hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Vai trò của nhà nước là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thuận lợi cho các công ty trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh

trên thương trường quốc tế.

Michael Porter cho rằng, một tổ chức có thể dựa vào điểm tựa quốc gia để hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơ bản về hạ

tầng, thương hiệu…, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Lý thuyết của Michael Porter đã được vận dụng trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Trong Hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế

Việt Nam” (tháng 12/2008), Michael Porter đã chỉ ra rằng, rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã có vị trí cao trên thế giới như gạo, điều, cà phê, tiêu, thuỷ sản,… Nhiều ngành hàng khác của Việt Nam cũng đang vươn lên để chiếm lĩnh vị trí tốt trên thị

trường thế giới, đặc biệt là ngành may mặc, giày da, đồ gỗ. Trong khi đó, không ít ngành lại đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của các hãng nước ngoài.

1.3.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh

Mô hình hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Mô hình này cho phép so sánh trực tiếp giữa công ty được nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh. Nội dung các bước triển khai như sau:

Bước 1: Xác định danh mục các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Danh mục này thay đổi theo ngành.

Ví dụ, trong ngành tài chính, yếu tố nguồn nhân lực, vốn, công nghệ chiếm tỷ

trọng lớn, nên đó là yếu tố rất quan trọng, nhưng đối với ngành nông nghiệp yếu tố này không có tính quyết định.

Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố (Ti). Trọng số này thể hiện tầm quan trọng của từng yếu tốđối với ngành nghiên cứu.

Trọng số có thể nhận các giá trị từ 0,0 đến 1,0. Tổng điểm trọng số phải bằng 1. Bước 3: Cho điểm từng yếu tố năng lực đối với từng công ty. Thường cho

điểm từ 1 (yếu nhất) đến 5 (mạnh nhất).

điểm của từng công ty.

Bước 6: So sánh điểm số của các công ty để định vị công ty về năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)