Đối với Hiệp hội cho thuê tàichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 164 - 174)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

3.3. KHUYẾN NGHỊ

3.3.3. Đối với Hiệp hội cho thuê tàichính

Phát huy vai trò của Hiệp hội CTTC. Trong mỗi ngành nghề, việc thành lập hiệp hội là rất cần thiết để bảo vệ lợi ích và tăng cường quan hệ hợp tác của các thành viên trong hiệp hội. Thông qua hiệp hội, các thành viên hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau và tham gia thảo luận, trao đổi những vấn đề khó khăn trong thực tiễn hoạt

động, đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi Chính phủ quan tâm giải quyết. Hiệp hội còn là nơi quảng bá hình ảnh và sản phẩm của các công ty đến với khách hàng.

Trước khi VILEA ra đời, có rất nhiều kỳ vọng đã được đặt vào tổ chức này. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động (từ tháng 12/2006), VILEA chưa phát huy

được vai trò như mong muốn. Chính vì vậy, để góp phần đưa ngành CTTC Việt Nam phát triển thì các công ty CTTC thành viên cần tham gia tích cực hơn nữa để đưa những mục tiêu của VILEA trở thành hiện thực và trở thành cầu nối giữa các thành viên trong VILEA cũng như giữa các thành viên với các cơ quan Nhà nước. Trước hết, VILEA cần xây dựng cho mình một website riêng để các thành viên có thể trao đổi, thảo luận trực tiếp đồng thời để quảng bá hình ảnh của ngành CTTC đến với khách hàng. Bên cạnh đó, VILEA nên có một bộ phận chuyên trách để có thể là đầu mối tiếp nhận giải đáp các thắc mắc của các tổ chức thành viên về những quy định, những thách thức cũng như điều kiện thuận lợi mà doanh nghiệp ngành gặp phải, nâng cao vai trò phản biện, đóng góp ý kiến cho các chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, VILEA cần liên kết với hiệp hội ngành khác ở trong nước và các nước trên thế giới để chia sẻ công nghệ, kỹ thuật đồng thời tìm những đối tác, những bạn hàng tin cậy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM, cùng với những đánh giá về môi trường tác động đến công ty CTTC, luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty CTTC tại TP. HCM. Những đề xuất trên chỉ mang tính chất định hướng, điều quan trọng là tự thân các công ty CTTC phải đánh giá đúng thực lực về điểm mạnh – yếu của mình, nhìn nhận chính xác các cơ hội - thách thức, định cho công ty mình một sách lược cạnh tranh dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng khơi dậy các tiềm lực trong tương lai. Trong các giải pháp, kiến nghị nêu trên thì yếu tố nguồn lực có ý nghĩa then chốt và

đột phá. Điểm yếu nhất là ở nguồn lực bao gồm năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt thị trường, khách hàng, sản phẩm, khả năng làm việc theo nhóm, trung thành với văn hóa công sở,…Phải giải quyết các điểm yếu này một cách hiệu quả thì các công ty CTTC mới nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với việc giải quyết bài toán về nguồn lực thì các công ty CTTC phải thực hiện khẩn trương nâng cao năng lực tài chính thông qua việc sáp nhập, tăng tính liên kết, tập trung và phát triển chiều sâu là tăng cường chất lượng dịch vụ, phát triển công nghệ,.... Tuy nhiên, không có bất kỳ một lý thuyết hay bất kỳ một mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh. Kiến thức kinh tế là hành trang chia đều cho tất cả

mọi người. Điều còn lại thuộc về bản lĩnh, năng lực, lòng dũng cảm và đôi khi là một chút may mắn nữa của từng công ty CTTC và năng lực điều hành của quản trị cấp cao.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp bách hiện nay, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty CTTC trong hội nhập quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM đã có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của đất nước mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC còn thấp so với các ĐCTC khác trong nước và khu vực, thế giới. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC rất đa dạng. Luận án đã sử dụng phương pháp ma trận do Thompson - Strickland đề xuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC và đo lường một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Thang đo Likert 5 bậc được sử

dụng. Đối tượng khảo sát là các khách hàng, nhà quản lý và một số chuyên gia am hiểu vấn đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công ty CTTC tại TP. HCM, có một số điểm mạnh cần phát huy nhưng cũng rất nhiều điểm yếu cần khắc phục là: năng lực phát triển mạng lưới, năng lực phát triển sản phẩm, sức cạnh tranh thương hiệu, năng lực marketing và nguồn nhân lực. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là sự

phát triển nhanh về số lượng của các TCTD; chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Những yếu tốảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC, trước hết phải kể đến sự cạnh tranh về huy động vốn; cơ sở hạ tầng yếu kém; chất lượng giáo dục đào tạo là những yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động

kinh doanh của các công ty CTTC tại TP. HCM.

CTTC tại TP. HCM cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, các công ty CTTC cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn

đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Để

nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng tôi đề xuất 10 nhóm giải pháp và một số kiến nghị

nhằm giúp cho các công ty CTTC tại TP. HCM nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Luận án cũng chỉ ra rằng, trong môi trường bên ngoài đang biến động hiện nay và những năm tới sẽ tác động mạnh tạo ra cơ hội – thách thức đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Vì vậy các công ty CTTC tại TP. HCM cần phân tích chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của mình để thông qua đó tạo ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính công ty mình.

Hội nhập quốc tế là cơ hội và là thách thức cho các công ty CTTC phát triển. Tuy nhiên, không ít thách thức đang đặt ra cho các công ty CTTC. Với chính sách hoàn thiện hệ thống tài chính và các chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển là cơ

hội lớn cho các công ty CTTC. Các công ty CTTC cần nhanh chóng cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Đó là công việc mà sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp giữ

vai trò quyết định. Nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn đấu lâu dài và liên tục của doanh nghiệp, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Trong quá trình này, giải pháp đối với từng doanh nghiệp không thể giống nhau. Trong chương 3, tác giảđã đề xuất 10 giải pháp tác động vào 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Để thực hiện được thì cần thực hiện một cách

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Cho thuê tài chính kênh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 7 và 8, tháng 1 năm 2012.

2). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Phát triển công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 13 và 14, năm 2012.

3). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 4, tháng 5 – 6/2012.

4). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Phát triển cho thuê tài chính ở một số nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 5, tháng 7-8/2012.

5). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Cơ sở, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

6). Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính – Marketing, số 15, tháng 4 năm 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồ Diệu (1995), Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

2. Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo Lý thuyết Michael Porter, NXB Tổng hợp, TP. HCM.

3. Nguyễn Văn Điệp (2005), Thực trạng hoạt động thuê mua tài chính và giải pháp mở rộng sử dụng trong nghành giao thông vận tải, Tạp chí ngân hàng.

4. Fred. R. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Mai Hà (2010), Xếp hạng môi trường kinh doanh, Báo Thanh Niên, số ngày

5/11/2010.

6. Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

7. Đoàn Thanh Hà, (2009), Thực trạng, tiềm năng và giải pháp cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng.

8. Hoàng Thị Thanh Hằng (2012), Chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.

9. Phan Minh Hoạt (2007), Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực tranh của doanh nghiệp, Viện Khoa học Thống kê, Hà

Nội.

10. Ngô Hướng & Tô Kim Ngọc (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Ngô Hướng & Đoàn Thanh Hà (2013), Khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại cho phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,

NXB Kinh tế, TP. HCM

12. Hội đồng biên soạn từđiển quốc gia (2001), Từđiển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từđiển Bách khoa, Hà Nội.

13. Lê Thị Hồng (2008), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.

14. Nguyễn Thị Diệu Hoà (2008), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

Đại học Ngân hàng TP. HCM.

15. Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Bàn về rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng thuê mua, Tạp chí ngân hàng.

16. Nguyễn Thị Minh Hiền (1999), Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội

17. Nguyễn Đức Lệnh (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM, Tạp chí ngân hàng.

19. Micheal Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. HCM.

20. Micheal Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. HCM. 21. Nguyễn Mộng Ngọc & Hoàng Trọng (2010), Sử dụng SPSS, NXB Thống kê, TP. HCM

22. Tống Thiện Phước (2005), Hoạt động của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng.

23. Nguyễn Khắc Phục (2000), Tài sản thương hiệu, NXB Thống kê, Hà Nội. 24. Trần Tô Tử & Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê

mua, NXB Trẻ TP. HCM.

25. Nguyễn Văn Thanh (2003), Asian Development Outlook. Asian

Development Bank, Bangkok.

26. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Phát triển kinh tế.

27. Hoàng Ngọc Tiến (2003), Một số kinh nghiệm về hoạt động cho thuê tài chính ở Nga, Tạp chí thị trường tài chính – tiền tệ.

28. Hoàng Ngọc Tiến (2004), Rủi ro trong hoat động cho thuê tàichính, Tạp chí thị trường tài chính – tiền tệ.

29. Nguyễn Như Ý (2001), Đại từđiển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

30. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực số 6 về thuê tài sản, ban hành kèm theo quyết dịnh số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

31. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

32. Chính phủ (2001), Nghị định 16/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính..

33. Chính phủ (2008), Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

34. Diễn đàn OECD (2002), Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Sở Ngoại vụ TP. HCM.

35. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2004), Hội nghị tuyên truyền, quảng bá hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam.

36. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM (2008, 2009, 2010, 2011, 2012),

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM.

37. Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM (2008, 2009, 2010, 2011, 2012),

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động các công ty cho thuê tài chính có hội sở chính trên địa bàn TP. HCM.

39. www.mof.gov.vn (2005), Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam: Cần hoàn thiện khung pháp lý.

Tiếng nước ngoài

40. Derek R. Soper, Robert M. Munro (1993), The leasing handbook, McGraw -

Hill book company.

41. Jim Coobelt (1995), English for international Banking and finance,

Cambridge University Press.

42. IFC lessons of experience series (1996), Leasing in emerging markets, the

world bank washington.D.C.

43. Momaya (2004), Development of Competitive Strategy, Hindustan

Publishing Co., New Delhi.

44. Peter S.Rose&James W.Kolari (2002), Financial Institutions, McGraw-Hill

45. Richard Grant and David Gent (1987), Asset Financial and Leasing

Handbook, Woobed Faulkner.

46. Shawn D. Halladay, Sudhir P. Amembal (1995), The handbook of equipment

leasing, Publishers press, Salt Lake City, Utah.

47. Xing Guoren, (1987), Introduction leasing in China, Market Revew.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 164 - 174)