Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀICHÍNH

1.2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cho

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter, có 3 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, đó là: thị trường; luật pháp và chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ.

1.2.3.1. Th trường

Thị trường vừa là nơi công ty tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào. Thị trường

điều tiết hoạt động của công ty, thông qua cung cầu, giá cả, lợi nhuận… công ty căn cứ

của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức cạnh tranh của công ty. Để phát hiện và tận dụng các cơ hội thị trường, công ty cần phải có hệ thống nghiên cứu marketing mạnh. Cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc xây dựng và thực thi pháp luật, tạo lập môi trường cạnh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận thương mại, hạn chế độc quyền kinh doanh,… nhằm hạn chế những biến động thị

trường. Một thị trường cạnh tranh sẽ tạo sức ép đến quá trình đổi mới quản lý, cải tiến sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm,… tạo

động lực cho công ty vươn lên. Một thị trường như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các công ty có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

1.2.3.2. Lut pháp và chính sách

Luật pháp và chính sách là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của xã hội và thị trường. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn… Những chính sách quan trọng bao gồm chính sách vềđầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường… Đó là các chính sách điều tiết đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của công ty. Đây là nhóm yếu tố rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của công ty nói chung và năng lực cạnh tranh của công ty nói riêng.

Luật pháp và chính sách có thể được đánh giá theo từng yếu tố hoặc bằng chỉ

tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đơn cử, theo khảo sát của Ngân hàng thế giới và Công ty tài chính quốc tế, có 9 tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh, đó là: thành lập công ty, cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà

đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, giải thể công ty[5].

nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, xu hướng phát triển của ngành tài chính trên thế giới, hệ thống luật pháp. Do đặc thù kinh doanh, các công ty CTTC chịu chi phối bởi những văn bản riêng quy định hoạt động của công ty CTTC như các quy định cụ thể về hoạt động CTTC, cho thuê vận hành, thanh toán tiền thuê, hợp đồng cho thuê,vv….

Các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh của công ty CTTC bao

gồm: các yêu cầu về năng lực tài chính, năng lực quản trị của công ty CTTC, quy định kiểm soát của Ngân hàng Trung ương đối với các định chế tài chính phi ngân hàng. Các quy định về rào cản tham gia hoặc rời khỏi ngành như: điều kiện thành lập, mở chi nhánh của các công ty CTTC, đặc biệt là các quy định về lộ trình mở cửa trong lĩnh vực tài chính đối với các quốc gia tham gia các cam kết quốc tế.

1.2.3.3. Kết cu h tng và dch v h tr

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, giáo dục – đào tạo… Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Có thể lấy trường hợp của các nước phát triển làm ví dụ điển hình như Singapore, Nhật Bản, EU,… nhờ hạ tầng tốt, các công ty đã có điều kiện tiết giảm chi phí bốc xếp vận chuyển. Hệ thống thông tin viễn thông phát triển giúp các công ty tiếp cận nhanh chóng và đa chiều các thông tin kinh tế thương mại, tranh thủ được cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Muốn có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn thiện, chất lượng tốt như thế, thì nhà nước với tư cách là người đại diện cho quyền lợi xã hội cần quan tâm đầu tưđúng mức.

Hoạt động sản xuất kinh doanh với mỗi công ty sẽ liên quan tới một chuỗi các ngành khác và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như: những ngành cung cấp nguyên liệu đầu

vào, dịch vụ vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước… Nếu sử dụng các dịch vụ với chi chí thấp, chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo ra lợi thế cho công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, vì mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có cơ hội để thực hiện mức độ chuyên môn hoá cao hơn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty rất cần duy trì mối quan hệ

hợp tác lâu dài với các ngành có liên quan nhằm tạo ra lợi thế tiềm tàng cho cạnh tranh. Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để các định chế tài chính phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫn đến mức độ

cạnh tranh cũng gia tăng. Mặt khác, đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫn nhau, như ngành bảo hiểm và thị

trường chứng khoán với ngành ngân hàng. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị

trường chứng khoán, một mặt chia sẻ thị phần với các định chế tài chính như công ty CTTC, nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành CTTC thông qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiện cho các công ty CTTC đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tận dụng lợi thế theo phạm vi. Ngoài ra, sự phát triển của ngành CTTC còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như

sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán. Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngành CTTC nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo dựng thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)