Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 117 - 120)

- Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, độ dày

Kết luận, tồn tại và kiến nghị

4.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc QH3LR, đồng thời đi sâu vận dụng vào đối tượng cụ thể là huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình đầu tiên đề cập đến việc phân chia rừng một cách vừa tổng hợp, toàn diện, vừa chi tiết trên cơ sở các tài liệu, thành quả, các luận cứ lý thuyết, thực tiễn của các đồng nghiệp đi trước được phân tích một cách sâu sắc. Đề tài rút ra một số kết luận sau:

- Đề tài đã phân tích được mối liên hệ của QH3LR trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp vĩ mô, đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp, bền vững, phù hợp với nền kinh tế thị trường và các chính sách và quy định của nhà nước.

- Xây dựng được trình tự quy hoạch 3 loại rừng, các bước gồm: Bước1: Xây dựng PCPH đầu nguồn;

Bước 2: Rà soát, quy hoạch rừng đặc dụng; Bước 3: Quy hoạch rừng phòng hộ;

Bước 4: Quy hoạch rừng sản xuất.

Trình tự quy hoạch 3 loại rừng đã thể hiện rõ quan điển phát triển bền vững tài nguyên rừng. Thể hiện là rừng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học được cân nhắc, ưu tiên trước tiên, rừng sản xuất được quy hoạch theo hướng chuyên sâu sản xuất hàng hoá, tận dụng tối đa tiềm năng đất đai và điều kiên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và thể hiện vai trò định hướng cho sản xuất thâm canh. Một số diện tích thuộc rừng phòng hộ lý thuyết cũng được xem xét, điều chỉnh khi kiểm tra thực địa để người dân có đất sản xuất và bảo vệ rừng.

- Phương pháp xây dựng quy hoạch 3 loại rừng tiên tiến trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế, tình đồng bộ và đảm bảo cho việc lưu trữ, truy cập số liệu sau này. Đặc biệt các tiêu chí xây dựng các loại rừng được phân tích, nghiên cứu chi tiết sao cho phù hợp với quy định của nhà nước và

khoa học, đảm bảo có thể áp dụng, thao tác được của người quy hoạch và người thực thi quy hoạch và đầy đủ cho tất cả các loại rừng. Các tiêu chí gồm:

+ Tiêu chí cho rừng phòng hộ:

 Phòng hộ đầu nguồn: Độ dốc, độ cao, lượng mưa, đất và các tiêu chí điều chỉnh trong quá trình phân cấp và điều chỉnh thực địa.

 Phòng hộ bảo vệ môi trường: Tỷ lệ m2 cây xanh/người; độ rộng dải rừng so với đường giao thông; Diện tích cây xanh cho khu công nghiệp, khi nghỉ nghỉ dưỡng...

+ Tiêu chí rà soát rừng đặc dụng: Các loại Khu bảo tồn thiên nhiên, nội dụng các tiêu chí gồm:

 Giá trị, ý nghĩa của hệ sinh thái;

 Quy định về số loài đặc hữu, loài ghi trong sách đỏ Việt Nam;

 Quy định về diện tích tối thiểu đảm bảo mục tiêu bảo tồn;

 Quy định về tỷ lệ đất nông nghiệp và thổ cư trong KRĐD. + Tiêu chí xây dựng rừng sản xuất:

 Rừng sản là rừng tự nhiên, chia:

(i) Rừng rừng tự nhiên có khả năng phục hồi và phát triển

(ii) Rừng tự nhiên thoái hoá, kém phát triển, ít có khả năng phục hồi

 Rừng sản xuất là rừng trồng và đất trống để xây dựng vùng nguyên liệu, chia:

(i) Điều kiện đất đai; (ii) Độ dốc;

(iii) Lượng mưa;

(iv) Khả năng tiếp cận; (v) Cự ly vận chuyển;

(vi) Múc độ tập trung nguyên liệu.

Xây dựng được các tiêu chí mang tính khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể là cơ sở nhằm phát huy tối đa các chức năng của từng loại rừng cụ thể, ở những địa điểm cụ thể.

- Quy hoạch 3 loại rừng huyện Mang Yang: Trên cơ sở phân tích sâu, phân tích có trọng tâm các điều kiện cơ bản có liên quan đến công tác QH3LR của vùng nghiên cứu và phân tích khả năng áp dụng các tiêu chí vào thực tiễn để QH3LR cho huyện Mang Yang. Có chỉnh sửa, điều chỉnh một số tiêu chí để vừa thuận tiện trong thực thi hơn, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vưc nghiên cứu như độ dốc chia lại thành 5 cấp, không xác định theo kiểu địa hình (nhưng vẫn có bản theo khung đề xuất, lượng mưa và một số tiêu chí khác được cho trọng số...).

Kết quả QH3LR huyện Mang Yang như sau:

- Diện tích rừng phòng hộ là 51.085,6 ha, chiếm 59,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích này kết hợp với diện tích các khu rừng đặc dụng ở khu vực cao, dốc, mưa nhiều tại xã Ayun là phản ảnh phù hợp với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện.

- Diện tích rừng đặc dụng 5.960,3 ha, chiếm 7,0% tổng diện tích đất lâm nghiệp, gồm một phần VQG Kon Ka Kinh và khu thực nghiệm của trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên.

- Diện tích rừng sản xuất 28.543,2 ha, chiếm 33,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng sản xuất gồm rừng tự nhiên kinh doanh gỗ lớn và rừng sản xuất nguyên liệu, còn lại là diện tích không phù hợp cho kinh doanh nguyên liệu.

QH3LR huyện Mang Yang được kiểm tra, điều chỉnh ngoài thực địa và được thảo luận với người dân và chính quyến địa phương một số xã thử nghiệm.

4.2. Tồn tại

Vì điều kiện hạn hẹp về thời gian, kinh phí đặc biệt là tài lực, qua thực hiện đề tài, còn một số tồn tại sau:

- Đề tài chưa thử nghiệm nhiều nhiều cách phân chia chỉ tiêu cũng như phương án cho điểm khác nhau cho các chỉ tiêu của các tiêu chí để tìm ra công thức tối ưu cho việc PCPH và việc xác định vùng thích nghi cho vùng nguyên liệu.

- Việc phân cấp rừng tự nhiên sản xuất thành 2 cấp (rừng tự nhiên có khả năng phục hồi và phát triển và rừng tự nhiên thoái hoá, kém phát triển, ít có khả

năng phục hồi) dựa trên cơ sở kinh nghiệm công tác tại vùng Tây Nguyên khi nghiên cứu đối tượng cải tạo để cải tạo rừng, chưa có điều kiện áp dụng ngoài thực tiễn tại huyện Mang Yang.

- Tiêu chí về kinh tế xã hội chưa được nghiên cứu đưa vào phân cấp, mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh dựa vào sức ép của người dân đối với rừng một cách định tính khi tiến hành điều chỉnh ngoài thực địa.

4.3. Kiến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của QH3LR trên các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội khác nhau ở nước ta vì đây là cơ sở ban đầu vô cùng quan trọng cho các hoạt động phát triển đảm bảo tính bền vững của ngành lâm nghiệp.

- Cần nghiên cứu các yếu tố xã hội tác động đến tài nguyên rừng để hoàn thiện tiêu chí quy hoạch loại rừng.

- Nghiên cứu PCPHĐN cần được tiến hành trên phạm vi một lưu vực lớn trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù của lưu vực đó trước (mà một lưu vực thì có thể nằm trên phạm vi nhiều huyện, nhiều tỉnh, thậm chí nhiều quốc gia), trên cơ sở đó mới tiến hành quy hoạch 2 loại rừng còn lại cho các đơn vị hành chính. Có như vậy tính khoa học được nâng cao và chắc chắn hơn.

- Tiến hành thử nghiệm ngoài thực tế cho bảng phân loại rừng tự nhiên thoái hoá, kém phát triển, ít có khả năng phục hồi để có điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)