- Tiêu chí 6: Mức độ tập trung vùng nguyên liệu
b) Địa hình, địa thế
Mang Yang là một huyện vùng núi và cao nguyên của tỉnh Gia Lai, có địa hình và địa thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cùng với một số huyện lân cận là đầu nguồn của sông A Yun (là một trong những nhánh sông lớn của hệ thống sông Ba). Huyện bao gồm các kiểu địa hình chính sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình: Với đặc trưng có độ cao tuyệt đối trên 1000 m, độ dốc phổ biến trên 250, độ chia cắt sâu 100 - 250. Phần phía Bắc huyện là sườn phía Nam của dãy núi Kon Ka Kinh, phần phía Đông và Đông Bắc là đỉnh Lơ Pang. Thảm thực vật chủ yếu là kiểu rừng lá rộng thường xanh. Đất thuộc kiểu địa hình này chủ yếu là đất Feralit mùn trên núi cao, độ dày tầng đất phổ biến trung bình, mỏng.
- Kiểu địa hình núi thấp: Kiểu địa hình này có độ cao tuyệt đối trung bình từ 300 đến 700 m, độ chia cắt sâu 100 - 150 m, độ dốc phổ biến trên 200. Kiểu rừng phổ biến là kiểu rừng thường xanh ở phía trên, kiểu rừng nửa rụng lá ở phía dưới.
Loại đất ở đây là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axít, tầng đất phổ biến trung bình đến dày. Đây là loại đất khá thuận lợi cho việc canh tác nông, lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình cao nguyên thấp: Kiểu địa hình này có độ cao tuyệt đối từ 500-1.000 m, độ chia cắt địa hình khá thấp (< 25 m), độ dốc trung bình phổ biến dưới 150. Thảm thực vật là kiểu rừng rụng lá và nửa rụng lá với đặc trưng là những loài cây họ Dầu, chủ yếu là rừng nghèo do bị tác động bởi yếu tố con người. Đất thuộc kiểu địa hình này là đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá kiềm trung tính và đá macma axit, tầng đất dày. Loại đất này rất thích hợp đối với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình đồi:Kiểu địa hình này có độ cao tuyệt đối từ 200 - 300 m, độ dốc phổ biến từ 15 đến 250, loại đất chủ yếu là đất vàng đỏ, tầng đất từ trung bình đến dầy. Hiện trạng thảm thực vật trên kiểu địa hình này chủ yếu là đất trống, cây bụi rải rác. Kiểu địa hình này phân bố rải rác ở phía Nam của huyện, rất phù hợp với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình bán bình nguyên:Kiểu địa hình này có độ cao trên dưới 500 m, độ chia cắt địa hình nhỏ hơn 25 m, độ dốc phổ biến dưới 80. Loại đất chính là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axít. Kiểu địa hình này rất thích hợp với canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và xây dựng vùng nguyên liệu lâm nghiệp tập trung.
- Kiểu địa hình thung lũng: Kiểu địa hình này được phân bố chủ yếu dọc theo sông A Yun và một số suối lớn như Đak BDầu, Đăk Sơ Mây. Kiểu địa hình này có dạng máng trũng, độ dốc phổ biến từ 8 - 150, đất được hình thành do quá trình dốc tụ, bồi tụ nên tầng đất dày. Do vậy, ở đây phù hợp với việc canh tác lúa nước ở nơi sẵn nguồn nước, còn lại là canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày với các loài cây như đậu, bắp, mì,…