3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch 3 loại rừng
QH3LR là một loại quy hoạch chuyên ngành, nhiệm vụ chính là xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới 3 loại rừng hợp lý cho một khu vực lãnh thổ tạo cơ sở đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên rừng và phát huy tối đa các nguồn lực tài nguyên hiện có. Muốn vậy, QH3LR cần được xây dựng trên các cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy, phù hợp. Sau đây là một số nghiên cứu về vấn đề này:
3.1.1. Quy hoạch 3 loại rừng trong hệ thống quy hoạch lâm nghiệp và quyhoạch sử dụng đất cấp vĩ mô hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô
- QHSDĐ cả nước bao gồm: Cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện (cấp vĩ mô), cấp xã, thôn/bản và cấp HGĐ (cấp vi mô), đây là các cấp quản lý theo lãnh thổ. Ngoài ra còn có QHSDĐ cho các đơn vị kinh doanh, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ… mà thường ở dưới dạng các dự án phát triển, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án điều chế…. Trong phạm vi giới hạn đề tài này, chỉ xin giới thiệu QHSDĐ theo đơn vị quản lý lãnh thổ ở cấp vĩ mô.
Cấp vĩ mô là cấp QHSDĐ mà các vấn đề được xem xét ở tầm bao quát, mang tính liên ngành và trên quy mô lớn. Đây là cấp định hướng thống nhất cho các cấp QHSDĐ thấp hơn (cấp vi mô).
+ Cấp quốc gia: Gồm QHSDĐ cả nước và theo vùng lãnh thổ (liên tỉnh). Nhìn chung QHSDĐ cấp quốc gia thường đề cập đến những nội dung lớn sau:
Nghiên cứu chiến lược ổn định và phát triển KTXH làm cơ sở xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển và QHSDĐ cho các ngành.
QHSDĐ cho các ngành (trong đó có ngành lâm nghiệp) và toàn quốc.
Điều chỉnh, bổ sung việc QHSDĐ cho trong giai đoạn, thời kỳ phát triển KTXH của cả nước cho phù hợp với tình hình mới.
Nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh và căn cứ vào QHSDĐ toàn quốc để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển các ngành trong tỉnh.
QHSDĐ cho các ngành trong tỉnh (trong đó có ngành lâm nghiệp)
Điều chỉnh, bổ sung việc QHSDĐ cho trong giai đoạn, thời kỳ phát triển KTXH của tỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
+ Cấp huyện:
Nghiên cứu phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH của huyện và căn cứ vào QHSDĐ tỉnh để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển các ngành trong huyện.
QHSDĐ cho các ngành trong huyện (trong đó có ngành lâm nghiệp).
Điều chỉnh, bổ sung việc QHSDĐ cho trong giai đoạn, thời kỳ phát triển KTXH của huyện cho phù hợp với tình hình mới.
Có thể nói, nội dung của QHSDĐ các cấp nêu trên là tương tự, song mức độ giải quyết theo chiều sâu, chiều rộng của các nội dung có khác nhau theo các cấp bậc QHSDĐ. Phạm vi đề cập của các nội dung trong QHSDĐ cấp vĩ mô có tính chất định hướng, nguyên tắc và luôn gắn với ý đồ phát triển KTXH của các cấp quản lý lãnh thổ.
Sau khi QHSDĐ cho các ngành thì mỗi ngành đều có phạm vi đất đai riêng, QH3LR trên cơ sở các yếu tố các nguồn lực về tự nhiên, tài nguyên, KTXH sẽ là công việc đầu tiên của công tác xây dựng QHLN các cấp.
- QHLN các cấp [33, tr. 150-153] gồm các bước nội dung sau:
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp của cấp đó;
+ Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo 3 chức năng (Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất) ...
Từ trên thấy rằng QH3LR là một bộ phận quan trọng ban đầu tạo tiền đề cho QHLN nói riêng và QHSDĐ nói chung.
- Kết quả của QH3LR là xác định được quy mô, diện tích, ranh giới 3 loại rừng hợp lý (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) cũng như phân cấp chi tiết theo các mục tiêu phát triển sâu hơn cho từng loại rừng (ví dụ rừng đặc dụng được phân cấp thành các phân khu như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính và du lịch; rừng phòng hộ có phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, ...) [23].
QH3LR là quy hoạch mang tính chuyên ngành, tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quy hoạch, tính liên ngành luôn được xem xét, cân nhắc để đảm bảo không mâu thuẫn giữa các ngành có sử dụng các nguồn tài nguyên như tài nguyên đất, tài nguyên nước, thuỷ lợi, thuỷ điện, khoáng sản, dịch vụ, du lịch...
Thực tiễn QHSDĐ, QHLN và QH3LR ở nước ta trong thời gian qua đã tiến hành ở các cấp: + QHSDĐ, QHLN, QH3LR toàn quốc; + QHSDĐ, QHLN, QH3LR cấp vùng lãnh thổ; + QHSDĐ, QHLN, QH3LR cấp tỉnh; + QHSDĐ, QHLN, QH3LR cấp huyện; + QHSDĐ, QHLN, QH3LR (nếu có - thường rất ít) cấp xã.
3.1.2. Quan điểm hệ thống trong quy hoạch 3 loại rừng
Lý thuyết hệ thống (của tác giả L.von bert tanlanfy) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, giúp cho việc hiểu biết và giải thích các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ, có thể coi đây là cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp.
Hệ thống được định nghĩa như là một “tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại”. Như vậy, hệ thống có thể được xác định như là “một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính, được liên kết bằng nhiều mối tương tác” [14]. Nói cách khác, hệ thống được hiểu như là “một cơ cấu hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận chức năng tạo nên một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và hoạt động theo những quy luật thống nhất tạo nên một chất lượng mới không giống tính
chất của từng yếu tố hợp thành, và cũng không phải là con số cộng của của những bộ phận đó” [14].
Hệ thống có thể được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu xác định. Như vậy khi nói đến hệ thống cần phải nói đến phần tử, tương tác và mục tiêu. Một hệ thống được đặc trưng bởi các đặc điểm sau[36, tr. 5.]:
- Hệ thống luôn có thể phân thành các phân hệ có đẳng cấp. Mỗi phân hệ đặc trưng bởi một mục tiêu bộ phận. Các mục tiêu bộ phận luôn mang tính độc lập tương đối, nhưng tương tác để thực hiện mục tiêu tổng thể. Đặc điểm này có thể biểu diễn dưới dạng một sơ đồ hình “cây” . Ví dụ về cấu trúc hệ thống tổ chức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam [15, tr.93] như hình 3.1.
Hình 3.1 : Sơ đồ hình cây về hệ thống tổ chức quản lý đất lâm nghiệp ở Việt Nam