Chồng xếp, phân ngưỡng, xếp cấp, tăng cấp

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 49 - 50)

- Đất thịt nhẹ, trung bình, độ dày tầng đất > 80cm

c) Chồng xếp, phân ngưỡng, xếp cấp, tăng cấp

- Sau khi cho điểm, xây dựng các bản đồ đơn tính, chồng xếp các loại bản đồ đơn tính bằng phần mền ArcView (qua nhiều công đoạn phức tạp) ta được bản đồ tổng điểm. Bản đồ tổng điểm được chồng xếp từ các bản đồ đơn tính theo phương pháp vùng, do đó bản đồ tổng điểm sẽ có dạng“da báo”.

- Tiến hành phân ngưỡng điểm ra 3 cấp tương đối (RXY, XY và IXY). Kết quả là xây dựng được bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết.

Có thể mô hình hoá quá trình xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết theo hình 3.3:

Hình 3.3: Mô hình hoá quá trình phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết

Cho điểm Chồng xếp ngưỡng, xếpPhân cấp, tăng cấp Cao Mưa Địa hình DTM B.đồ tổng điểm B.đồ PCPH lý thuyết Đất Dốc

- Bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết có các cấp xung yếu là các lô có diện tích nhỏ, manh mún, đan xen nhau, không thể xác định được ở ngoài thực địa nên bản đồ này chưa thể sử dụng được trong thực tế sản xuất. Do đó phải tiến hành xếp cấp cho từng khoảnh (vì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng, có diện tích tương đối nhỏ và có ranh giới tự nhiên ngoài thực địa) với nguyên tắc nếu vùng RXY+XY lớn hơn hoặc bằng 70% diện tích của toàn khoảnh thì khoảnh đó xếp vào khoảnh phòng hộ, khoảnh có diện tích 2 vùng RXY+XY nhỏ hơn 70% diện tích khoảnh và chỉ có cấp IXY thì xếp vào khoảnh có cấp IXY (khoảnh sản xuất). Lúc này, cấp của khoảnh phòng hộ được tính theo cách: trong 2 cấp RXY và XY, nếu cấp nào có giá trị diện tích lớn hơn thì khoảnh đó mang giá trị của cấp đó.

- Tăng cấp cho các vùng ven 2 bên hồ đập, sông, suối cùng bằng cách tăng thêm 1 cấp, tức cấp IXY thành XY và XY thành RXY.

Kết quả được bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết theo khoảnh.

3.2.2.2. Phương pháp quy hoạch rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng được chia thành 4 loại, gồm Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh), khu bảo vệ cảnh quan (gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh) và Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [6], [7], [17, tr. 3], [23].

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)