Mục tiêu, phạm vi và đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 27 - 31)

và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng rừng bền vững, phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá của một địa bàn cụ thể thông qua việc phân cấp, phân chia, quy hoạch 3 loại rừng. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra là:

2.1.1. Về lý luận

Trên cơ sở phân tích và đánh giá các cơ sở lý luận và thực tiễn, những ưu điểm và tồn tại hiện nay của QH3LR, xu hướng phát triển 3 loại rừng, tiến hành xác định rõ các bộ phận cấu thành, trình tự, tiêu chỉ, chỉ tiêu và phương pháp phân cấp, QH3LR cấp vĩ mô phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá của một địa bàn cụ thể.

2.1.2. Về thực tiễn

Đề tài xây dựng được phương án QH3LR huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn, trình tự, phương pháp đã nghiên cứu tại vùng nghiên cứu.

2.2. phạm vi và Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở lý luận và thực tiễn, trình tự, phương pháp quy hoạch 3 loại rừng, từ đó áp dụng các cơ sở này để xây dựng phương án quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch 3 loại rừng

- Quy hoạch 3 loại rừng trong hệ thống quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô;

- Quan điểm phát triển tổng hợp, bền vững tài nguyên rừng trong quy hoạch 3 loại rừng;

- Yếu tố kinh tế thị trường trong quy hoạch 3 loại rừng;

- Các chính sách, quy định có liên quan của nhà nước về quy hoạch 3 loại rừng.

2.3.2. Xác định trình tự và phương pháp quy hoạch 3 loại rừng

2.3.2.1. Xác định trình tự quy hoạch 3 loại rừng 2.3.2.2. Phương pháp quy hoạch 3 loại rừng

- Phương pháp quy hoạch rừng phòng hộ: Xác định tiêu chí, cho điểm, phân cấp và chồng xếp.

- Phương pháp quy hoạch rừng đặc dụng: Xác định tiêu chí, chồng xếp.

- Phương pháp quy hoạch rừng sản xuất: Xác định tiêu chí, cho điểm, phân cấp và chồng xếp.

2.3.2.3. Tổng hợp quy hoạch 3 loại rừng.

2.3.3. Xây dựng phương án quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Mang Yang, tỉnhGia Lai Gia Lai

2.3.2.1. Đánh giá điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên;

- Đánh giá điều kiện KTXH, thực trạng CSHT;

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và thực trạng sản xuất ngành lâm nghiệp;

- Xác định các nhu cầu cơ bản: về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học, về lâm sản các loại.

2.3.2.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lý thuyết

- Nguyên tắc phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn lý thuyết; - Các tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn lý thuyết;

- Kết quả phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn lý thuyết.

2.3.2.3. Quy hoạch rừng đặc dụng

- Nguyên tắc quy hoạch rừng đặc dụng; - Các tiêu chí quy hoạch rừng đặc dụng; - Kết quả quy hoạch rừng đặc dụng; - Giải pháp thực hiện.

2.3.2.4. Quy hoạch rừng phòng hộ

- Nguyên tắc quy hoạch rừng phòng hộ; - Các tiêu chí quy hoạch rừng phòng hộ; - Kết quả quy hoạch rừng phòng hộ; - Giải pháp thực hiện.

2.3.2.5. Quy hoạch rừng sản xuất

- Nguyên tắc quy hoạch rừng sản xuất; - Các tiêu chí quy hoạch rừng sản xuất; - Kết quả quy hoạch rừng sản xuất; - Giải pháp thực hiện.

2.3.2.6. Tổng hợp quy hoạch 3 loại rừng

2.3.2.7. Đề xuất các giải pháp phát triển 3 loại rừng

- Giải pháp phát triển rừng phòng hộ; - Giải pháp phát triển rừng đặc dụng; - Giải pháp phát triển rừng sản xuất.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thể hiện qua biểu 2.1.

Biểu 2.1: Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài

TT Nội dung Tài liệu thu thập,xây dựng Phương pháp thu thập số liệu

1 Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng a Điều kiện

tự nhiên.

Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu thuỷ văn. Hiện trạng các khu di tích, lịch sử, các cảnh quan đẹp...

-Thừa kế số liệu từ các cơ quan, ban ngành liên quan như sở Tài Nguyên-Môi trường, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, Phòng Tài nguyên - Môi truờng, phòng Kinh tế huyện Mang Yang.

- Điều tra bổ sung thực địa bằng phương pháp phỏng vấn, khoanh vẽ bổ sung.

b Hiện trạng kinh tế - xã hội.

-Dân số, dân tộc, lao động. - Tình hình kinh tế chung của vùng, thu nhập bình quân, đóng góp của kinh tế lâm nghiệp...

-Thừa kế số liệu từ các ban ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn huyện.

-Điều tra bổ sung theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)

c Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và thực trạng sản xuất lâm nghiệp.

Các kiểu thảm thực vật rừng, diện tích, trữ lượng các loại rừng, đặc điểm khu hệ động thực vật rừng. Phân bố động thực vật quý hiếm, đặc hữu...

-Thừa kế số liệu từ chương trình điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1990-2005 của Phân viện ĐTQHR Nam Trung bộ và Tây Nguyên và các công trình khác.

-Điều tra, khoanh vẽ bổ sung ngoài thực địa. d Bản đồ các loại. - Bản đồ đất, tỷ lệ 1/100.000. - Bản đồ mưa, tỷ lệ 1/250.000. - Bản đồ nền địa hình, tỷ lệ 1/50.000. - Hệ thống giao thông, tỷ lệ 1/25.000….

-Thừa kế số liệu từ các ban ngành, chương trình có liên quan như Sở Tài Nguyên – Môi Trường, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, các Phòng, ban thuộc huyện Mang Yang.

-Điều tra bổ sung ngoài thực địa những nơi còn nghi ngờ.

2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu a Phân tích cơ sở khoa

học và thực tiễn QH3LR.

- Phương pháp phân tích chuyên gia, phỏng vấn.

b Xác định trình tự, phương pháp phân cấp, QH3LR.

- Phương pháp phân tích chuyên gia c Xây dựng phương án QH3LR huyện Mang Yang. Phương án QH3LR huyện Mang Yang

-Phương pháp phân tích chuyên gia.

- Điều chỉnh, bổ sung ngoài thực địa. d Xây dựng các giải pháp phát triển 3 loại rừng Các giải pháp phát triển 3 loại rừng.

-Phương pháp phân tích chuyên gia.

e Xây dựng bản đồ Bản đồ các loại tỷ lệ 1/25.000.

-Phương pháp phân tích chuyên gia.

-Dùng phần mềm ArcView, Mapinfo, Microstation, Excell,...

Chương 3

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)