Mẹ tạo đất và các loại đất chính

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 66 - 69)

- Tiêu chí 6: Mức độ tập trung vùng nguyên liệu

c) mẹ tạo đất và các loại đất chính

Đá mẹ là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình hình thành đất. Cùng với các nhân tố hình thành đất, mỗi loại, nhóm đá mẹ khác nhau sẽ tạo ra loại đất có những đặc điểm khác nhau. Trong khu vực nghiên cứu, đất được tạo ra từ các nhóm đá mẹ là đá Macma axit (ký hiệu là a), đá Macma kiềm trung tính (ký hiệu là k), Ngoài ra, đá còn được hình thành do quá trình bồi, dốc tụ chân đồi núi, ven sông suối (ký hiệu là P, D).

- Các loại đất chính

Do điều kiện hình thành đất không giống nhau, nên quá trính Feralit hoá, mùn hoá, rửa trôi, xói mòn cũng khác nhau, điều này đã dẫn tới hình thành các loại đất khác nhau, bao gồm:

+ Đất Feralit - mùn vàng đỏ phát triển trên đá Macma axit, ký hiệu là FHa (tên theo FAO - UNESCO: Humic Ferralsols, ký hiệu là FRu). Loại đất này chủ yếu trên kiểu địa hình núi trung bình. Đất có màu đỏ vàng hoặc nâu vàng, tầng đất trung bình hoặc mỏng, ở những nơi có rừng che phủ, tầng thảm mục còn khá dày thể hiện quá trình phân giải chất hữu cơ yếu.

+ Đất Feralit đỏ vàng trên đá Macma axit, ký hiệu là Fa (tên theo FAO - UNESCO: Ferralic Acrisols, ký hiệu là FAc). Loại đất này phân bố ở độ cao dưới 1000 m thuộc kiểu địa hình núi trung bình, núi thấp, cao nguyên thấp. Quá trình Feralit ở đây rất điển hình, đất có màu đỏ vàng, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, thích hợp với nhiều loài cây nông nghiệp, công nghiệp và cây lâm nghiệp.

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma kiềm trung tính, ký hiệu là Fk (tên theo FAO - UNESCO: Rhodic Ferralsols, ký hiệu là FRr). Loại đất này phân bố ở độ cao từ 300 - 700 m trên kiểu địa hình núi thấp và cao nguyên thấp, có tính chất đất tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây công nghiệp như cà phê, bời lời đỏ, cao su,...

Khí hậu vùng nghiên cứu mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa chính: mùa khô và mùa mưa. Chế độ mưa, nhiệt, ẩm bình quân 10 năm gần nhất thể hiện ở Bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13: Chế độ mưa, nhiệt, ẩm tại trạm khí tượng PleiKu

Nhân tố T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bqnăm

Mtb(mm) 0 6 27 66 115 345 450 458 352 135 26 2 1.982

T (0C) 19,1 20,8 22,8 24,4 24,2 23,4 22,6 22,3 22,4 21,9 21,4 19,8 22,1

Độ ẩm(%) 80 80 74 83 88 90 95 96 92 87 83 80 85,7

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn PleiKu- tỉnh Gia Lia

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,10C, biên độ nhiệt ít biến động, nhiệt độ tối cao là 370C vào tháng tư, nhiệt độ tối thấp 120C vào tháng một. Tổng tích ôn bình quân năm là 8.000 – 9.000oC.

- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa bình quân năm tại điểm đo là 1.982 mm, lượng mưa bình quân năm cao nhất là 2.800 mm, thấp nhất là 1.550 mm. Đáng chú ý là lượng mưa khá tập trung theo mùa, lượng mưa vào mùa mưa chiếm tới 81% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt một số cơn mưa đã ghi nhận được có cường độ khá lớn, có những trận mưa lên tới 250 mm. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã gây ra xói mòn mạnh, nhất là những vùng đất dốc, đất xốp, tầng mỏng, bề mặt không có lớp thực vật che phủ hoặc vùng canh tác nương rẫy.

Căn cứ vào bản đồ phân bố lượng mưa của tỉnh, khu vực huyện Mang Yang gồm 3 vùng chính phân biệt nhau rõ rệt: Vùng phía Bắc lượng mưa trên 2.000 mm/năm, vùng trung tâm huyện lượng mưa từ 1.600-2.000 và vùng phía Đông Nam là 1.200-1.600 mm. Từ đó thấy rằng việc xây dựng vùng phòng hộ có trọng điểm nhằm hạn chế việc xói mòn đất do mưa tại vùng có lượng mưa lớn, tập trung theo mùa là cơ sở khoa học và thực tiễn cần được lưu ý trong quá trình quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Độ ẩm bình quân là 86%, tối thấp trung bình là 74%, tối cao trung bình 96%. e)Thuỷ văn

Mang Yang có hệ thống sông suối phân bố khá đồng đều và dày đặc. Theo tính toán từ bản đồ số, tổng chiều dài của các hệ suối từ cấp 1 đến cấp 3 trong vùng

là 1.007 km, trong đó riêng hệ suối cấp 1 (bề rộng lòng suối lớn hơn 20 m) là 215 km. Sông lớn nhất là sông A Yun, Đắk Trôi. Ngoài ra, còn có nhiều hồ nhỏ, gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo phục vụ thuỷ điện và tưới cho vùng nông nghiệp như hồ Đắk Trôi, Đắk Tha, Đắk Ya, Đắk Xơta... [32]. Tuy có hệ thống sông suối và hồ đập dày đặc như vậy nhưng theo kết quả quan sát thực tiễn và phỏng vấn thì về mùa khô, mực nước mặt bị hạ xuống rất thấp, nhiều hồ, suối không có nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu. Mùa mưa lượng nước dâng cao và đột ngột, gây lũ quét, lũ ống và xói lở cục bộ ở nhiều vùng, đặc biệt là nơi không còn tầng rừng che phủ.

Từ những đặc điểm nêu trên, việc cân nhắc, tính toán để ưu tiên cho việc phòng hộ đầu nguồn cũng như ven các hồ đập, sông suối cũng là một vấn đề cần lưu tâm ngay trong công tác phân cấp, xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)