Xác định lâm phận phòng hộ bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 94 - 98)

- Tiêu chí 6: Mức độ tập trung vùng nguyên liệu

b) Xác định lâm phận phòng hộ bảo vệ môi trường

Trên cơ sở xác định các đối tượng cần phòng hộ, dựa vào các tiêu chí nêu trên để xác định diện tích rừng PHBVMT. Kết quả như sau:

+ Phòng hộ quốc lộ 19 là 12,5 ha.

+ Khu vực khu công nghiệp, thị trấn, khu đông dân cư: Khu vực này là trung tâm của huyện và dọc theo đường QL 19 với mức độ tập trung dân cư cao. Đây cũng là nơi tập trung các điểm giải trí, văn hoá của toàn huyện và hiện có một số khu công nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích quy hoạch rừng PHBVMT là 491,4 ha.

Tổng hợp kết quả xác định diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thể hiện ở biểu 3.9.

Diện tích rừng PHBVMT chủ yếu là rừng thông ba lá, chiếm tới 81,5% tổng diện tích loại rừng này, rừng tự nhiên rất ít thuộc rừng phòng hộ QL 19. Diện tích đất trống không có rừng chiếm 18,4% tổng diện tích loại rừng này.

Biểu 3.9: Kết quả xác định diện tích rừng PHBVMT

Đơn vị: ha.

STT

Phòng hộ bảo vệ môi trường (cấp XY)

Tổng Đất có rừng Đất không có rừng Tổng RTN RT Tổng IA IB Tổng 503,9 411,1 0,8 410,3 92,8 69,1 23,7 1 Ayun 84,9 84,9 84,9 2 Dak Djang 10,6 10,6 10,6 3 Dak Trôi 4 Dak Ya 39,2 36,9 36,9 2,3 2,3 5 Dear 6 H'ra 270,2 179,7 0,8 178,9 90,5 66,8 23,7 7 Kon Chiêng 8 TT.Kon Dỡng 99,0 99,0 99,0 9 Kon Thụp 10 Lơ Pang c) Tổng hợp lâm phận phòng hộ huyện

- Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính

Biểu 3.10: Tổng hợp rừng phòng hộ theo đơn vị hành chính huyện Mang Yang

Đơn vị: ha. TT Tổng Tổng RXY PHĐN XY PHBVMTXY Tổng CR KR Tổng CR KR Tổng CR KR Tổng 51.085,6 50.581,7 2.410,9 1.613,6 797,3 48.170,8 34.488,1 13.682,7 503,9 411,1 92,8 1 Ayun 9.186,4 9.101,5 9.101,5 6.446,9 2.654,6 84,9 84,9 2 Dak Djang 123,7 113,1 113,1 16,5 96,6 10,6 10,6 3 Dak Trôi 3.385,7 3.385,7 3.385,7 2.085,4 1.300,3 4 Dak Ya 449,6 410,4 410,4 171,0 239,4 39,2 36,9 2,3 5 Dear 6.444,0 6.444,0 1.803,0 1.472,7 330,3 4.641,0 2.893,7 1.747,3 6 H'ra 17.915,0 17.644,8 17.644,8 14.133,6 3.511,2 270,2 179,7 90,5 7 Kon Chiêng 4.297,0 4.297,0 4.297,0 4.201,5 95,5 8 TT.Kon Dỡng 198,0 99,0 99,0 99,0 99,0 99,0 9 Kon Thụp 848,0 848,0 97,2 8,0 89,2 750,8 184,7 566,1 10 Lơ Pang 8.238,2 8.238,2 510,7 132,9 377,8 7.727,5 4.255,8 3.471,7 (Chi tiết xem biểu 3A - Phần phụ biểu)

Sau khi loại trừ phần diện tích rừng đặc dụng, tăng cấp cho vùng phòng hộ ven hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, sông Ayun và xây dựng rừng PHBVMT, tổng hợp diện tích rừng phòng hộ huyện Mang Yang thể hiện ở biểu 3.10 và bản đồ 3.6.

Tổng diện tích rừng phòng hộ là 51.085,6 ha, chiếm 59,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Gồm 2 loại rừng là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng PHBVMT:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn (PHĐN): chiếm đại đa số diện tích rừng phòng hộ, 99,0%, gồm 2 cấp xung yếu là: RXY, chiếm 4,8% và XY, chiếm 95,2% loại rừng này. Trong đối tượng này, diện tích không có rừng còn khá lớn, chiếm tới 28,6% diện tích lâm nghiệp phòng hộ. Đây là nhiệm vụ cấp bách cần xây dựng hệ thống rừng phòng hộ để duy trì an ninh môi trường.

+ Rừng phòng hộ BVMT chỉ chiếm 1,0% diện tích loại rừng này, chỉ có 1 cấp là XY.

Diện tích này kết hợp với diện tích rừng đặc dụng (VQG Kon Ka Kinh) tập trung tại các khu vực cao, dốc, mưa nhiều tại xã Ayun là phản ảnh phù hợp với các yếu tố tự nhiên của huyện. Đây là mái nhà của huyện nói riêng và kết hợp với các vùng phòng hộ khác là đầu nguồn của sông Ayun, sông Ba.

- Diện tích rừng phòng hộ phân theo chủ quản lý

Sau khi phân cấp phòng hộ đầu nguồn và xác định các loại rừng phòng hộ, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, cần tiến hành nghiên cứu phương pháp quản lý cho các đối tượng này nhằm đưa rừng ngày càng được quản lý, sử dụng theo đúng mục đích phòng hộ đã đặt ra. Trong đó nội dung quan trọng nhất là phân chia, sắp xếp lại trên cơ sở các chủ quản lý đất. Kết quả tính toán, tổng hợp rừng phòng hộ theo chủ quản lý thể hiện ở biểu 3.11.

Trên tổng diện tích đất rừng phòng hộ, hiện tại có 3 loại chủ quản lý, trong đó khối các Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) gồm 3 đơn vị là BQLRPH Dak Đoa, H’Ra và Mang Yang. Các đơn vị này có diện tích chiếm 46,5% tổng diện tích rừng phòng hộ toàn huyện. Đặc biệt chú ý là BQLRPH Dak Đoa chỉ có diện tích 50,3 ha, diện tích này quá ít cho một chủ quản lý.

Biểu 3.11: Tổng hợp rừng phòng hộ theo chủ quản lý huyện Mang Yang Đơn vị: ha. Chủ quản lý PHĐN PHBVMT Tổng Tổng RXY XY XY Tổng CR KR Tổng CR KR Tổng CR KR Tổng 51.085,6 50.581,7 2.410,9 1.613,6 797,3 48.170,8 34.488,1 13.682,7 503,9 411,1 92,8 1.BQLRPH Dak Đoa 50,3 50,3 50,3 16,5 33,8 2.BQLRPH H'ra 15.697,8 15.668,5 15.668,5 12.889,8 2.778,7 29,3 24,2 5,1 3.BQLRPH M. Yang 8.038,7 7.908,8 7.908,8 5.368,1 2.540,7 129,9 129,9 4.CTLN Kon Chiêng 7.748,7 7.748,7 7.748,7 5.452,7 2.296,0 5.KHO 896 62,8 62,8 62,8 62,8 6.KVGK cho dân 1.201,9 1.201,9 1.201,9 1.198,6 3,3 7. Xã quản lý 18.285,4 17.940,7 2.410,9 1.613,6 797,3 15.529,8 9.562,4 5.967,4 344,7 257,0 87,7 (Chi tiết xem biểu 3B - Phần phụ biểu)

Ngoài các đơn vị sự nghiệp của nhà nước quản lý rừng phòng hộ thì còn một số diện tích cũng được các đơn vị kinh tế như Công ty lâm nghiệp Kon Chiêng, Kho 896 của quân đội, và phần còn lại là diện tích xã và đã khoán cho dân quản lý.

Diện tích xã quản lý chiếm tới 35,8% tổng diện tích rừng phòng hộ, diện tích này trước đây chủ yếu thuộc rừng sản xuất, đa số là diện tích gần sông suối, hồ đập nay được điều chỉnh, tăng cấp lại thành rừng phòng hộ. Những diện tích này, theo khảo sát của chúng tôi thì tình trạng suy thoái rừng đang diễn ra tương đối mạnh do tác động từ nhiều mặt, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của các công trình, mức ổn định của dòng chảy, cần thiết được đưa vào quản lý theo quy chế quản lý rừng phòng hộ.

3.3.4.4. Giải pháp thực hiện

Trên cơ sở diện tích rừng phòng hộ sau khi quy hoạch lại, tiến hành tổ chức sắp xếp lại để quản lý có hiệu quả. Cụ thể như sau:

- BQLRPH Dak Đoa chỉ có diện tích 50,3 ha, diện tích này quá ít cho một chủ quản lý, cần bố trí sắp xếp lại đơn vị này theo tinh thần Nghị định số 200/2004/NĐ - CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

- Các BQLRPH sau khi quy hoạch lại diện tích, ranh giới các loại rừng trong đơn vị sẽ thay đổi, cần thống kê lại để có kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Diện tích rừng phòng hộ thuộc xã quản chủ yếu tập trung tại các xã Kon Chiêng Dak Trôi và Kon Thụp, đây là các xã gần nhau nên cần thành lập thêm 1 BQLRPH tại đây để QLBVR được tốt hơn.

- Diện tích rừng PHBVMT vẫn thuộc xã quản lý, tuy nhiên cần chú trọng tăng cường cán bộ lâm nghiệp xã vì các xã đều chưa có cán bộ chuyên môn đảm trách lâm nghiệp.

- Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ sau khi quy hoạch lại cần tiến hành đóng cọc mốc, phân định rõ ràng ranh giới ngoài thực địa.

3.3.5. Quy hoạch rừng sản xuất

3.3.5.1. Nguyên tắc quy hoạch rừng sản xuất

Quy hoạch rừng sản xuất phải xuất phát từ nguyên tắc lấy hiệu quả kinh tế xã hội trong kinh doanh làm mục tiêu. Việc đầu tư kinh doanh phải theo quy luật kinh tế thị trường, trước hết phải đạt hiệu quả nhất định về kinh tế và xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

3.3.5.2. Các tiêu chí quy hoạch rừng sản xuất

Các chỉ tiêu được đưa ra phải được định lượng, đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với các cấp phân vị trong các quy trình, biện pháp kỹ thuật điều tra cơ bản đã và đang áp dụng.

Khi sử dụng tiêu chí và chỉ tiêu quy hoạch rừng sản xuất phải đánh giá và xác định được các diện tích phù hợp trong kinh doanh rừng sản xuất theo các mức độ khác nhau (rất phù hợp, phù hợp và chưa phù hợp) để các nhà quy hoạch có thể lựa chọn tuỳ theo thời điểm quy hoạch.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)