Các chính sách, quy định có liên quan của nhà nước về quy hoạch 3 loại rừng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 41 - 44)

b) Hệ thống sử dụng đất bền vững

3.1.5. Các chính sách, quy định có liên quan của nhà nước về quy hoạch 3 loại rừng

phương thức sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã định (tức phù hợp với thị trường). Tuy nhiên luôn phải trên cơ sở phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.

Thực tế đã chứng minh rằng thị trường và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước quyết định đối với sự thay đổi mục tiêu và nội dung kinh doanh. Cơ cấu 3 loại rừng trong thời gian qua cũng từng bước được thay đổi theo hướng nền kinh tế thị trường, kể cả quan niệm. Thị trường hiện nay là thị trường mở, theo đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, quản lý như lâm trường, công ty lâm nghiệp, các ban quản lý, trạm trại kinh doanh nông - lâm nghiệp… liên tục được sắp xếp và mở rộng quy mô kinh doanh, hình thức hoạt động và đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào kinh doanh là do yêu cầu biến động của thị trường tiêu dùng, thị trường sản xuất phục vụ nhu cầu không ngừng tăng của thị trường lâm sản nội địa và xuất khẩu.

3.1.5. Các chính sách, quy định có liên quan của nhà nước về quy hoạch 3 loạirừng rừng

Trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, vấn đề đổi mới công tác quản lý đất đai đã được đặt ra và đã có những cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi công tác QH3LR, một hệ thống văn bản luật và chính sách và quy định có liên quan của nhà nước phục vụ cho việc QH3LR đã được ban hành, áp dụng:

Điều 18 của Hiến pháp quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.

- Luật đất đai, năm 2003 quy định đất nội địa có 3 nhóm đất, gồm:

+ Nhóm đất nông nghiệp, trong đó có đất lâm nghiệp (gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng).

+ Nhóm đất phi nông nghiệp. + Nhóm đất chưa sử dụng.

- Luật bảo vệ môi trường, năm 2005, Điều 28 về khâu điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên chỉ rõ:

+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng ...

+ Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004. Điều 4 quy định về phân loại rừng, gồm:

+ Rừng phòng hộ, gồm:

(i) Rừng phòng hộ đầu nguồn;

(ii) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; (iii) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; (iv) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. + Rừng đặc dụng gồm:

(i) Vườn quốc gia;

(ii) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

(iii) Khu bảo vệ cảnh quan môi trường gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

(iv) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. + Rừng sản xuất gồm:

(i) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; (ii) Rừng sản xuất là rừng trồng;

(iii) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên thông qua bình tuyển, công nhận.

Điều 15 quy định về nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chỉ rõ: Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,...hiện trạng tài nguyên rừng....

+ Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng (3 loại rừng) trong kỳ quy hoạch....

Như vậy, dù QH3LR là một phương án quy hoạch độc lập hay một khâu trong QHLN (hay gọi bằng tên khác là quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng) thì QH3LR luôn phải thực hiện, là yêu cầu bắt buộc.

- Quy chế quản lý rừng (theo QĐ 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006) cũng quy định về nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, ngoài ra tại Điều 6 còn quy định về phân cấp về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp, chỉ rõ:

+ Rừng và đất không có rừng đã quy hoạch cho lâm nghiệp được phân ra 3 cấp về mức độ phòng hộ của rừng và đất lâm nghiệp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Phân mức độ xung yếu để xác định loại rừng và đề xuất các biện pháp tác động đối với từng loại rừng.

+ Việc phân định 3 loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất được căn cứ vào tiêu chí đối với từng loại rừng và theo quy định về mức độ phòng hộ xung yếu của rừng và đất lâm nghiệp.

- Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng (ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT) quy định về tiêu chí phân loại cho các loại rừng đặc dụng (không gồm khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học) áp dụng cho tất cả đất lâm nghiệp.

- Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ (ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT) quy định về tiêu chí phân cấp cho các loại rừng phòng hộ.

- Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững (một trong 3 chương trình lớn của ngành lâm nghiệp)[24] xác định:

Mục tiêu: “ Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biết tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phân phát triển bền vững quốc gia”.

Từ đó mà xác định nhiệm vụ là: “ Thiết lập lâm phận ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm mốc trên thực địa,...”

Trên đây là những hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến công tác QH3LR từ Quốc hội đến ngành. Ta thấy rằng hệ thống chính sách, quy định này là tương đối đầy đủ và thể hiện quan điểm phát triển 3 loại rừng theo hướng vừa chuyên sâu vừa bền vững. Về các tiêu chí để xây dựng các loại rừng, mới chỉ quy định các tiêu chí phân loại, phân cấp 2 loại rừng là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, việc phân cấp, phân loại rừng sản xuất hiện tại chưa có tiêu chí, cần được nghiên cứu thêm. Đây cũng là một trong những nội dung mà đề tài cần giải quyết.

3.2. Xác định trình tự và phương pháp quy hoạch 3 loại rừng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc ®µo t¹o bé n«ng nghiöp vµ ptnt (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)